THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ? VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỂ CÓ MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG ẤN TƯỢNG
Noka Marketing

THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ? VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỂ CÓ MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG ẤN TƯỢNG

THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ? VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỂ CÓ MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG ẤN TƯỢNG

Truyền thông là quá trình mang tính chiến lược khi doanh nghiệp tích hợp hiệu quả các công cụ để hướng tới thay đổi, duy trì và phát triển nhận thức, cảm xúc, hành vi của công chúng nhận tin mục tiêu. Một trong những điều quan trọng và thiết yếu trong quá trình truyền thông là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp tới khách hàng. Vậy thông điệp là gì và làm sao để thực hiện nó một cách hiệu quả? Hãy cùng Noka marketing tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Thông điệp truyền thông là gì?

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong một ngày người bình thường tiếp nhận từ 3000 - 4000 thông tin Marketing. Với một khối lượng thông tin khổng lồ như vậy rất khó để người tiêu dùng có thể dung nạp hết. Vậy nên thông điệp truyền thông là cách tốt nhất mà bạn có thể khiến cho họ nhận thức và hướng sự chú ý đến thương hiệu.

Thông điệp truyền thông - Media Message là nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải hoặc phương thức hướng người tiêu dùng biết đến tầm nhìn và sứ mệnh. Bạn cũng có nhìn nhận về thông điệp truyền thông thông qua những quan điểm sau:

- Thông điệp truyền thông là cụm từ, câu hoàn chỉnh, dấu hiệu, biểu tượng hay phương tiện truyền tải ý nghĩa nội dung cụ thể tới công chúng nhận tin mục tiêu

- Thông điệp truyền thông còn có thể hiểu là cách mà các ý tưởng, suy nghĩ được diễn đạt một cách gọn gàng, kín đáo với những hình thức thích hợp để truyền tải đến đối tượng nhận tin. 

- Thông điệp truyền thông là các nội dung được mã hóa dưới dạng các yếu tố minh họa phụ thuộc vào điều kiện các công cụ và phương tiện truyền tải như âm thanh, hình ảnh, chữ…

Dưới góc nhìn của những người làm Marketing, Thông điệp truyền thông là biểu hiện mà những nhà quản trị Marketing muốn đối tượng nhận tin lưu lại trong tâm trí tác động đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của họ với mục tiêu chiến lược là đóng góp vào giá trị thương hiệu.

2. Tại sao doanh nghiệp lại cần đến thông điệp truyền thông?

Vai trò lớn nhất mà thông điệp truyền thông đem lại chính là sự thay đổi tích cực trong nhận thức, cảm xúc và hành vi của công chúng mục tiêu với thương hiệu. Bởi bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn thương hiệu mình có được dấu ấn trong tâm trí của khách hàng, bên cạnh yếu tố về cảm xúc, họ còn có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. 

Một thông điệp truyền thông sáng tạo sẽ:

    + Thu hút thêm nhiều sự chú ý của khách hàng hơn về thương hiệu

   + Tạo nên tính nhắc nhở và cân nhắc đến sản phẩm của thương hiệu đầu tiên khi khách hàng nảy sinh nhu cầu

   + Là động lực để khách hàng tìm kiếm nhiều thông tin về sản phẩm

   + Thông tin sẽ được xử lý ở mức độ sâu hơn giúp khách hàng nắm bắt thêm nhiều giá trị doanh nghiệp đem lại.

3. Các dạng thông điệp phổ biến

Hiện nay, hầu hết các thông điệp truyền thông đều được xếp vào 2 loại chính và sẽ được áp dụng một cách đa dạng cho từng thời điểm và từng loại sản phẩm phù hợp mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp/ tổ chức

3.1. Thông điệp truyền thông theo giọng điệu

Thông điệp truyền thông không chỉ cần nắm bắt và tác động các xu hướng tâm lý học của khách hàng mà còn phải thể hiện những ý nghĩa nội dung của doanh nghiệp một cách bao quát với giọng điệu phù hợp. Giọng điệu này nên được điều chỉnh để phù hợp với tính chất và đặc trưng riêng của từng sản phẩm. 

Ta có thể lấy ví dụ về sản phẩm website của Noka Marketing với những giọng điệu khác nhau để bạn có thể dễ dàng so sánh và nhận định.

   + Giọng điệu mang tính thông tin: Website là cửa hàng trực tuyến, là công cụ giúp bạn tiếp cận và tăng lợi nhuận từ nguồn khách hàng trên Internet

   + Giọng điệu mang tính đe dọa: Nếu không sử dụng dịch vụ Marketing của Noka Marketing, bạn đang tự đánh tụt doanh nghiệp mình lại phía sau giữa thời đại công nghệ số.

   + Giọng điệu mang tính khuyến khích: Hãy sử dụng dịch vụ Marketing của Noka Marketing là cách bạn đưa doanh nghiệp mình nâng tầm giá trị thương hiệu.

3.2. Thông điệp truyền thông theo mục đích

Mục đích của các doanh nghiệp/ tổ chức là không giống nhau đã tạo nên sự khác biệt hóa trong việc tạo dựng thông điệp truyền thông. Ở mỗi lĩnh vực, sản phẩm, thông điệp truyền thông đòi hỏi những yêu cầu sáng tạo riêng

Mục đích chính trị, xã hội: thông điệp đưa ra nhằm tuyên truyền, thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng. Một ví dụ thực tế nhất hiện nay như “Không tập trung nơi đông người để tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid - 19” hay thông điệp ý nghĩa của OMO “ trồng cây, trồng trải nghiệm”.

Mục đích về thương mại: là cách định vị thương hiệu, sản phẩm tới nhận thức của công chúng nhận tin mục tiêu như “ Nước khoáng Lavie - Một phần tất yếu của cuộc sống”

4. Một số nguyên tắc của thông điệp truyền thông

1. Đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ như “Just do it” của Nike, nhắc đến Nike là nhớ đến thông điệp, nhắc đến thông điệp biết ngay đó là Nike.

2. Chân thật, uy tín, đáng tin cậy. Đôi khi khẳng định "Thật không thể tin nổi" như Bphone đã vô tình làm mất thiện cảm của người dùng chỉ vì vi phạm nguyên tắc này. 

3. Từ ngữ phổ thông nhất: “Đi để trở về” - thông điệp truyền thông của Biti's làm đúng nguyên tắc này.

4. Hấp dẫn, bắt mắt để tạo và kéo dài hứng thú của đối tượng. Cái này có thể phát huy tốt đối với các banner quảng cáo marketing.

5. Cần liên quan đến chủ đề truyền thông, gắn liền với hành vi cần thay đổi và thúc đẩy họ phải đến với sản phẩm dịch vụ của bạn. 

6. Cần phải phù hợp với văn hóa, phong tục, tín ngưỡng của công chúng hướng đến. Điều này thể hiện nổi bật nhất chính là màu sắc. Nếu ở các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc thì ở châu Phi lại đại diện cho sự mất mát, nỗi buồn. Hay trong đám cưới ở châu Âu họ chọn màu trắng đại diện cho sự tinh khôi, lãng mạn thì tại Việt Nam, Trung Quốc vẫn ưa thích màu đỏ cho sự hạnh phúc, viên mãn. 

7. Tác động đến cảm xúc, tâm lý của công chúng (gây lo sợ, lạc quan, vui vẻ, tin tưởng…)

5. Các thành tố chính của thông điệp:

– Ai (đối tượng đích)

– Làm gì? Hành động gì cần thực hiện

– Để đạt được điều gì?

Để cho thông điệp truyền thông đạt hiệu quả thì cần phải thỏa được các tiêu chí sau:

Tác động và động lực của hành vi.

– Nhận thức nguy cơ, sự sợ hãi: người bạn bị chết vì ung thư phổi, người còn sống sẽ sợ không dám hút thuốc tiếp/ bỏ thuốc.

– Phản ứng (ủng hộ/ phản đối) của xã hội, cộng đồng, nhóm với hành vi đó. Ví dụ, mọi người đều phản đối hút thuốc, cộng đồng không hút thuốc thì người hút thuốc sẽ có xu hướng bỏ thuốc.

– Khả năng thực hiện của bản thân đối tượng đích.

Tác động và trở ngại.

– Hạn chế được trở ngại thì hành vi mới được thiết lập, và thực hiện.

Tác động và thái độ, niềm tin.

– Đàn ông phải chính trực, nam tính,.. Thông điệp “Là đàn ông mình không bạo hành giới”.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin ở trên, Noka marketing đã đem đến cho bạn kiến thức tổng quan về Thông điệp truyền thông và quy trình để xây dựng nó hiệu quả. Mong rằng bạn có thể ứng dụng và tạo được một thông điệp thu hút và đầy ý nghĩa.

NOKA MARKETING

Website: Nokamarketing.com

Email: Khanhvo@nokamarketing.com

Sdt/zalo: 0901 634 434 - Khánh

Fanpage: Dịch vụ Quảng Cáo Marketing

Zalo
Hotline
Close menu
Go Top