​​​​​​​Quy Trình lập kế hoạch truyền thông
Noka Marketing

​​​​​​​Quy Trình lập kế hoạch truyền thông

Quy Trình lập kế hoạch truyền thông

Xây dựng kế hoạch truyền thông là điều mà mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải làm để công chúng nhận diện thương hiệu. Việc đo lường được mức độ phủ của thương hiệu đối với khách hàng đặt ra thách thức phải có một chiến lược truyền thông hoàn hảo. Các bước lập kế hoạch truyền thông dưới đây sẽ giúp ích cho các marketer.

TỔNG HỢP CÁC MẪU KẾ HOẠCH MARKETING ONLINE Ở ĐÂY

Kế Hoạch Truyền thông (Media plan) là gì?

Bản kế hoạch truyền thông hay Media plan là một kế hoạch chi tiết bao gồm loại phương tiện truyền thông ( video, nội dung, poster,..) .Bạn sẽ tạo nội dung; thời gian, vị trí và cách thức mà bạn sẽ xuất bản chúng để kết nối với những người theo dõi và khách hàng nhằm đạt được mục tiêu truyền thông của bạn.

Một kế hoạch truyền thông được triển khai thường phục vụ  mục đích chính sau:

  • Quảng bá sản phẩm/ dịch vụ mới
  • Giải quyết một vấn đề truyền thông nào đó (sales giảm, độ nhận diện thương hiệu thấp,…)
  • Truyền thông thương hiệu

Quy trình lập kế hoạch truyền thông

Để có được một chiến dịch truyền thông thành công thì bạn cần lên kế hoạch chi tiết và cụ thể để đảm bảo được việc mình làm đúng mục tiêu đề ra. Dưới đây là quy trình để lập một kế hoạch truyền thông hoàn chỉnh:

Bước 1: Phân tích thực trạng của doanh nghiệp

Một trong những yếu tố quyết định thành công của một kế hoạch Digital Marketing là phân tích. Một số gợi ý cho việc phân tích đó là:

  • Bạn cần phân tích rõ thị trường và phân khúc khách hàng của bạn ở đâu?
  • Bạn sẽ phân tích thông qua dữ liệu từ Website, Search Engine Result Page và Social Media
  • Khách hàng mục tiêu & thị trường của doanh nghiệp?
  • Bạn cần phân tích từng nhóm đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, hành vi của họ ra sao, thị trường ở đâu? 
  • Đặc biệt các Đối thủ cạnh tranh ở đâu, họ đã thực hiện những hoạt động Digital Marketing thế nào?

Bước 2. Xác định mục tiêu kinh doanh/ marketing là gì?

Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình khi bắt đầu tham gia vào Digital Marketing, mục tiêu càng rõ ràng và cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có một định hướng rõ ràng cho kế hoạch của mình. 

Ngoài ra đặt mục tiêu theo tiêu chí SMART còn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiến hành đo lường và phân tích hiệu quả của kế hoạch Truyền Thông Marketing.

Một số mục tiêu trong kế hoạch Digital Marketing:

– Xây dựng độ nhận biết thương hiệu qua Internet

– Thu thập dữ liệu khách hàng & khách hàng tiềm năng

– Xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết, trung thành

– Doanh thu, lợi nhuận từ Internet kỳ vọng

Mục tiêu càng chi tiết, càng cụ thể thì định hướng thực hiện việc đo lường và phân tích hiệu quả kế hoạch Digital Marketing càng dễ dàng hơn.

CÁC NHÓM MỤC TIÊU TRONG MARKETING Ở ĐÂY

Bước 3: Nghiên cứu thị trường, công chúng mục tiêu

Khi các mục tiêu đã rõ ràng, bạn phải tiến hành nghiên cứu thị trường và bối cảnh cạnh tranh. Nghiên cứu này sẽ cung cấp các thông tin về các thương hiệu và mục tiêu tương tự đã đạt được được thực hiện và insight của đối tượng khách hàng mục tiêu.

Ở bước này chúng ta cần xác định 2 yếu tố chính:

  • Đối thủ cạnh tranh: trên thị trường có những đối thủ nào đang cạnh? họ đang triển khai chiến dịch gì? họ triển khai trên kênh truyền thông nào? đánh giá hiệu quả truyền thông của bằng công cụ SWOT
  • Công chúng mục tiêu: mỗi doanh nghiệp sẽ có một vài nhóm công chúng mục tiêu với các mối quan tâm khác nhau. Với mỗi chiến lược, kế hoạch truyền thông khác nhau chúng ta sẽ lựa chọn một nhóm đối tượng để phục vụ. 

Bằng những tài liệu có sẵn của công ty và thông tin phân tích trên thị trường, bạn sẽ đo lường và đánh giá để tìm ra được đối tượng truyền thông phù hợp.

XEM THÊM: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Bước 3. Xác định đối tượng khách hàng

Xác định nhóm đối tượng mà bạn phải truyền thông tới, Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể xác định đối tượng khách hàng cho mình là:

  • Tên Nhóm: Đặt một cái tên để bạn dễ hình dung nhóm khách hàng mục tiêu mà mình muốn truyền thông
  • Nhu cầu của khách hàng mục tiêu: Xác định nhu cầu của khách hàng thông qua những dữ liệu cơ sở mà chúng ta đã thu thập được trong lúc bán hàng hoặc thông qua các chiến dịch quảng cáo để Test A/B
  • Insight: Tìm cách vẽ lại hành trình của khách hàng mục tiêu từ đó phân tích insight của họ. Xem họ đang thích gì, và đang gặp vấn đề gì khi mua hàng từ đó tạo ra các thông điệp truyền thông phù hợp với khách hàng mục tiêu.

XEM THÊM: PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CHI TIẾT

Bước 4. Thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông là những thông điệp, những lời giải đáp mà các nhà làm quảng cáo, chiến lược hay marketing muốn đem đến cho khách hàng. Là khái niệm và sự hiểu biết gần nhất về sản phẩm. Là thông điệp về sự hữu ích, tác dụng và là lý do tại sao khách hàng nên chọn lựa và sử dụng sản phẩm thay vì những sản phẩm khác. Một số bước để xây dựng thông điệp truyền thông.

Xác định Idea và Concept phù hợp

Trong quy trình lập kế hoạch truyền thông, thì bước tìm ra idea và concept truyền thông là bước tốn nhiều chất xám nhất. Một idea hay sẽ giúp doanh nghiệp bạn dễ dàng gây ấn tượng với khách hàng. Nhưng một concept tốt sẽ giúp bạn truyền tải được thông điệp mà nhãn hàng muốn gửi gắm xuyên suốt chiến dịch. Một concept hiệu quả phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Có truyền tải được những gì bạn mong muốn và lý do bạn làm việc đó không?
  • Có bám sát mục tiêu truyền thông đề ra ban đầu không?
  • Có phù hợp với đối tượng khách hàng truyền thông và bối cảnh truyền thông không?

Hiện nay, hầu hết các thông điệp truyền thông đều được xếp vào 2 loại chính và sẽ được áp dụng một cách đa dạng cho từng thời điểm và từng loại sản phẩm phù hợp mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp/ tổ chức

4.1. Thông điệp truyền thông theo giọng điệu

Thông điệp truyền thông không chỉ cần nắm bắt và tác động các xu hướng tâm lý học của khách hàng mà còn phải thể hiện những ý nghĩa nội dung của doanh nghiệp một cách bao quát với giọng điệu phù hợp. Giọng điệu này nên được điều chỉnh để phù hợp với tính chất và đặc trưng riêng của từng sản phẩm. 

Ta có thể lấy ví dụ về sản phẩm website của Noka Marketing với những giọng điệu khác nhau để bạn có thể dễ dàng so sánh và nhận định.

   + Giọng điệu mang tính thông tin: Website là cửa hàng trực tuyến, là công cụ giúp bạn tiếp cận và tăng lợi nhuận từ nguồn khách hàng trên Internet

   + Giọng điệu mang tính đe dọa: Nếu không sử dụng website của Brandinfo, bạn đang tự đánh tụt doanh nghiệp mình lại phía sau giữa thời đại công nghệ số.

   + Giọng điệu mang tính khuyến khích: Hãy sử dụng website của Noka Marketing  là cách bạn đưa doanh nghiệp mình nâng tầm giá trị thương hiệu.

4.2. Thông điệp truyền thông theo mục đích

Mục đích của các doanh nghiệp/ tổ chức là không giống nhau đã tạo nên sự khác biệt hóa trong việc tạo dựng thông điệp truyền thông. Ở mỗi lĩnh vực, sản phẩm, thông điệp truyền thông đòi hỏi những yêu cầu sáng tạo riêng

Mục đích chính trị, xã hội: thông điệp đưa ra nhằm tuyên truyền, thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng. Một ví dụ thực tế nhất hiện nay như “Không tập trung nơi đông người để tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid - 19” hay thông điệp ý nghĩa của OMO “ trồng cây, trồng trải nghiệm”.

Bước 5: Lựa chọn công cụ Digital Marketing và các kênh phân phối

Với từng mục tiêu khác nhau, Doanh nghiệp có thể áp dụng từng công cụ để thực hiện một cách hiệu quả. Lựa chọn, phối hợp và mức độ ưu tiên các kênh công cụ Digital Marketing phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp. Đặc biệt, bạn phải phát triển thông điệp đã có bằng hình ảnh, chữ viết, video… trong từng kênh / công cụ Digital Marketing dưới đây:

CÁC CÔNG CỤ DIGITAL PHỔ BIẾN

  • Website/landing page/blog…: Kênh đăng tải các thông tin dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu để khách hàng của bạn tham khảo.
  • SEO (Search engine optimization: Thực hiện nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm.
  • SEM (Search Engine Marketing: Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, ví dụ như quảng cáo trên Google Adwords.
  • Email Marketing: Tiếp thị tới người dùng bằng email.
  • Quảng cáo banner online: Mua banner quảng cáo trên các 4rum, diễn đàn, các trang tin tức điện tử lớn, có tầm ảnh hưởng trong xã hội…
  • Social Media Marketing: Tiếp thị và tương tác với người dùng online thông qua các mạng xã hội.
  • Mobile Marketing: Chiến lược Marketing trên điện thoại (gửi tin nhắn, ứng dụng điện thoại…)

Sau khi lựa chọn được kênh truyền thông phù hợp thì chúng ta sẽ phân bổ ngân sách cho phù hợp để chiến lược marketing đạt được hiệu quả.

XEM THÊM: TỔNG HỢP 80 LOẠI HÌNH MARKETING Ở ĐÂY

Bước 6. Thiết lập ngân sách thực hiện

Dựa vào mục tiêu, các kênh/ công cụ Digital Marketing và nguồn lực doanh nghiệp, bạn có thể thiết lập ngân sách thực hiện cho kế hoạch này.

Dự toán chi phí marketing được xác định dựa theo một trong bốn cách sau:

  • Cách 1: Xác định ngân sách cân xứng với đối thủ: Cách xác định này dựa trên lập luận là “nếu sử dụng ngân sách thấp hơn đối thủ thì doanh nghiệp có thể bị mất đi khách hàng” hoặc giảm doanh số và lợi nhuận
  • Cách 2: Xác định theo một tỷ lệ nhất định: Ngân sách này được ban quản trị công ty xác định sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng về các nguồn lực, ngân sách quảng cáo của các năm trước và mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp trong năm nay.
  • Cách 3: Dựa theo phần trăm doanh thu: Theo phương pháp này thi ngân sách danh cho marketing sẽ được xác định dựa theo tỷ lệ doanh thu bán hàng của công ty. Đây là phương pháp rất phổ biến hiện này vì việc tính toán đơn giản và dễ thực hiện
  • Cách 4: Dựa trên kì vọng của công ty: Ngân sách này sẽ được xác định nhằm hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ: doanh nghiệp muốn tăng doanh số bán hàng thêm 50% thì việc tăng ngân sách cho marketing là điều tất yếu.

Phân bổ chi phí Marketing

Các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nên dành 6-12% doanh thu cho Marketing còn các doanh nghiệp B2B nên chi khoảng 2-6% doanh thu cho Marketing. Một báo cáo Hội đồng Giám đốc Marketing (CMO) năm 2010 chỉ ra rằng 16% các doanh nghiệp chi 5-6% doanh thu cho Marketing, và 23% doanh nghiệp dành hơn 6% cho hoạt động này.

Các doanh nghiêp đang giới thiệu sản phẩm hoặc thương hiệu mới, hay thâm nhập thị trường mới thường chi đến 20% doanh thu (đôi khi là cao hơn) cho Marketing, việc chi tiêu mạnh tay hơn để xây dựng vào mở rộng thêm thị phần là đều tất yêu mà các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường nên làm. Với nhiều thương hiệu cao cấp, thậm chí họ còn chi tiêu mạnh tay hơn cho hoạt động Marketing của mình để tiếp tục xây dựng và gìn giữ thương hiệu.

XEM THÊM: CÁCH PHÂN BỔ NGÂN SÁCH MARKETING Ở ĐÂY

Bước 7. Đo lường, đánh giá và điều chỉnh

Một trong những ưu thế vượt trội của Digital Marketing so với Marketing truyền thống là khả năng đo lường cực tốt dựa trên những con số thống kê cụ thể. Đồng thời bạn có thể dễ dàng điều chỉnh kế hoạch Digital Marketing trong quá trình thực hiện để tối ưu hóa hiệu quả kế hoạch Digital Marketing của bạn. Các việc cần làm và chuẩn bị cho việc đo lường, đánh giá và điều chỉnh kể hoạch truyền thông:

  • Các chỉ tiêu cần theo dõi
  • Công cụ theo dõi
  • Quy trình điều chỉnh
  • Đo lường kết quả và tính toán hiệu quả

Ngoài ra, trong kế hoạch Digital Marketing bạn cũng nên xây dựng được các phương án dự phòng và lường trước được những rủi ro có thể xảy ra nhé!

Lập kế hoạch truyền thông là một kỹ năng hết sức quan trọng nó đòi hỏi sự miệt mài, tư duy, kinh nghiệm trầy trật. Và có một điều chắc chắn là nếu bạn cho ra một kế hoạch chỉn chu thì bạn sẽ “hái được trái ngọt” cho doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp bạn đang cần một kế hoạch truyền thông mẫu cho chiến dịch sắp tới cho doanh nghiệp mình. Hãy điền email vào form dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn bản kế hoạch truyền thông mẫu chi tiết và đầy đủ nhất.

Để được tư vấn lập một kế hoạch truyền thông hiệu quả hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin sau:

NOKA MARKETING

Website: Nokamarketing.com

Email: Khanhvo@nokamarketing.com

Sdt/zalo: 0901 634 434 - Khánh

Fanpage: Dịch vụ Quảng Cáo Marketing

 

Zalo
Hotline
Close menu
Go Top