Quy Trình Các Bước Lập Kế Hoạch SOCIAL MEDIA MARKETING
Noka Marketing

Quy Trình Các Bước Lập Kế Hoạch SOCIAL MEDIA MARKETING

Quy Trình Lập Kế Hoạch SOCIAL MEDIA MARKETING

Xây dựng kế hoạch Social Media là một phần quan trọng trong các chiến dịch Marketing đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Vài năm trở lại đây, chúng ta đã đặt ra một câu hỏi phổ biến “Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Social Media?” và bây giờ chúng ta phải trả lời câu hỏi “Làm thế nào  để doanh nghiệp của chúng ta phát triển với Social Media Marketing?”

Social Media Marketing là gì?

Social Media Marketing là một hình thức truyền thông mạng xã hội được tạo ra để mọi người  trao đổi với nhau có thể liên hệ, trao đổi ý kiến, chia sẻ thông tin, cảm xúc, hình ảnh, video…

Các hoạt động Social marketing chủ yếu từ những kênh Digital Marketing phổ biến nhất thông qua việc tạo và chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn, TikTok v.v…..

Download Learn More - Social Media PNG Image with No Background - PNGkey.com

Các loại hình Social Media Marketing thường gặp và cách thức đo lường

Các hình thức Marketing Online trên mạng xã hội có thể được liệt kê vào các loại như sau:

  • Social News: Được đánh giá dựa trên lượt đọc tin bài, lượt vote hoặc comment, lượt tiếp cận, lượt view (ứng dụng trên các social media như Digg, Sphinn, Newsvine…)
  • Social Sharing: Được đánh giá dựa trên lượt xem, lượt CHIA SẺ (Share) và mức độ lan truyền (viral), ứng dụng trên các social media như Flickr, Snapfish, YouTube…
  • Social Networks: Được đánh giá dựa trên khả năng kết nối và chia sẻ cộng đồng (Facebook, LinkedIn, MySpace, Twitter)
  • Social Bookmarking: Được đánh giá dựa trên mức độ save, bookmark các nội dung (Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks, Diigo…)
  • Microblogging: Các dịch vụ tập trung vào cập nhật ngắn được lập nên cho bất cứ ai đăng ký để nhận thông tin (Ví dụ: Twitter)
  • Comments Blog và Forum: Diễn đàn trực tuyến cho phép các thành viên tổ chức các cuộc hội thoại bằng cách gửi tin nhắn. Tuy nhiên loại hình social media này ít phổ biến trong thời gian gần đây.

Xem Thêm: Tổng Hợp Các Kênh Lập Kế Hoạch Social Media Marketing

Khi nào cần dùng đến Social Media Marketing?

Tiến sĩ Tracy L. Tulen viết trong quyển Social Media Marketing như sau: “Strong ties take time Social media marketing is Relationship Marketing in social spaces“.  Theo ông, phương pháp tiếp thị này được doanh nghiệp sử dụng khi có nhu cầu:

  • Xây dựng hoặc gia tăng nhận diện thương hiệu.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
  • Tăng mức độ và số lượng khách hàng trung thành nhờ tương tác thông tin thường xuyên.

Vậy làm thế nào để xây dựng và triển khai kế hoạch Social Media Marketing?

Nếu bạn muốn tiếp cận và thu hút các fan và follower trên mạng cộng đồng – biến họ trở thành khách hàng “phải” trả tiền cho mình, bạn cần lên một kế hoạch social media có mục tiêu rõ ràng. Nếu như bạn không làm như vậy, thì bạn sẽ không thể tạo ra một cộng đồng fanpage vững mạnh, kéo theo thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng, sụt giảm doanh thu. Dưới đây là một số bước để xây dựng một kế hoạch social media marketing.

Bước 1: Đặt ra mục tiêu cho chiến lược dựa vào định hướng chung của công ty

Trước khi bắt đầu tạo các chiến dịch social media marketing, hãy xem xét mục tiêu kinh doanh của bạn. Bắt đầu chiến lược social media marketing mà không có mục tiêu, nó giống như bạn đang đi lang thang trong rừng mà không có bản đồ vậy.

Dưới đây là một số câu hỏi để bạn có thể xác định mục tiêu social media marketing của mình:

  1. Bạn hi vọng sẽ đạt được gì thông qua social media marketing?
  2. Đối tượng khách hàng của bạn là ai?
  3. Đối tượng khách hàng của bạn sẽ sử dụng social media là gì?
  4. Thông điệp bạn muốn gửi đến khán giả của mình thông qua social media marketing là gì?
  5. Loại hình kinh doanh của bạn sẽ định hướng và thúc đẩy chiến lược social media marketing của bạn.

Mục tiêu bạn đặt ra cần đáp ứng các tiêu chuẩn S.M.A.R.T:

  1. S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu.
  2. M – Measurable : Đo lường được.
  3. A – Attainable : Có thể đạt được.
  4. R – Relevant : Thực tế.
  5. T – Time-Bound : Thời gian hoàn thành.

Xem Thêm: Tổng Hợp Các Cục Tiêu Chiến Lược Trong Marketing

Bước 2: Phân tích khách hàng mục tiêu

Để có được những bài post “triệu like”, điều đầu tiên bạn cần phải làm là HIỂU về khách hàng của mình. Hiểu họ đang QUAN TÂM gì? Họ THÍCH gì? Họ CẦN gì? Họ MONG MUỐN gì? v.v...

Để làm được điều đó chúng ta cần phải phân tích hành vi Khách hàng mục tiêu. Thông thường, để phân tích khách hàng mục tiêu sẽ bao gồm 3 công việc:

  • Tạo bản mô tả khách hàng mục tiêu (customer avatar)
  • Vẽ ra hành trình khách hàng (customer journey) 
  • Nghiên cứu sự thật ngầm hiểu (customer insight)

Cứ tưởng tượng khách hàng mục tiêu của bạn là một anh X nào đó. Nếu chỉ nhìn thấy bề ngoài của họ, mà không hiểu được hành vi, sở thích, nhu cầu, thói quen... của họ, thì làm thế nào để bạn có thể viết được content phù hợp và thu hút được họ, làm thế nào để họ có thể rút được hồng bao mua sản phẩm của chúng ta khi chưa chạm đến nỗi đau của họ. Các bước bên dưới để tìm ra được đâu là điểm chạm giúp họ ra quyết định mua sản phẩm của chúng ta nhé.

Các bước tạo ra bản mô tả khách hàng mục tiêu (customer avatar)

Customer avatar là một tài liệu quan trọng vì nó vừa để doanh nghiệp hiểu được ta cần tập trung vào ai, họ như thế nào, vừa là công cụ để truyền thông trong nội bộ team marketing hoặc giữa team marketing với chức năng khác. Một customer avatar gồm 2 phần:

  • Demographics (nhân khẩu học): tên, tuổi, trình độ học vấn, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân…
  • Tâm lý học: sở thích, hành vi, mối quan tâm, mục tiêu, nỗi lo, thách thức,...

Ngoài ra, khi đặt trong mối liên hệ với sản phẩm/ dịch vụ, ta cần làm rõ thêm các yếu tố như: Lý do họ mua hàng, lý do từ chối, tình trạng của họ trước và sau khi sử dụng sản phẩm.

Vẽ ra hành trình khách hàng (customer journey)

Xây dựng hành trình khách hàng

Tùy theo từng doanh nghiệp mà sẽ có các bước trong hành trình khách hàng khác nhau, nhưng cơ bản sẽ có các bước sau:

  1. Nhận biết: khách hàng mới biết đến bạn.
  2. Tương tác: khách hàng bắt đầu có tương tác với bạn (xem nội dung, đặt câu hỏi, tìm hiểu bạn trên Google).
  3. Đăng ký: khách hàng đăng ký nhận bản tin email, tải tài liệu từ bạn.
  4. Mua: khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ từ bạn.
  5. Thích thú: khách hàng tận hưởng lợi ích sản phẩm/ dịch vụ bạn mang lại.
  6. Tuyên truyền: khách hàng giới thiệu đến bạn bè, người thân về sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Nghiên cứu sự thật ngầm hiểu (customer insight)

Customer Insight gồm việc phân tích hành vi của con người cho phép các công ty thực sự hiểu những gì người tiêu dùng muốn, cần và quan trọng nhất là tại sao họ lại cảm thấy như vậy. Khi nghiên cứu cái nhìn sâu sắc nhất về người tiêu dùng, hiểu được nhu cầu và mong muốn của họ, nó sẽ cải thiện hiệu quả cách một công ty giao tiếp với khách hàng, có khả năng thay đổi hành vi của người tiêu dùng và do đó làm tăng doanh số.

Đầu tiên, để biết chúng ta có một Customer Insight tốt bạn phải nhận ra một Insight thực sự gồm 3W:

  • What: Khách hàng đang làm điều gì?
  • Why: Tại sao họ làm điều đó?
  • Wow: Chưa ai từng chú ý hay nói chi tiết như vậy về vấn đề đó trước đây.

Một Insight tốt và hữu ích sẽ còn chứa 3 đặc điểm sau:

  • Target (mục tiêu) : Khách hàng là ai? Ai đó cần được giải quyết điều gì? Khi tìm kiếm Insight, điều quan trọng là tập trung vào hoạt động của bạn, thu hẹp nghiên cứu của bạn vào một mục tiêu cụ thể .
  • Problem (vấn đề): được coi là “trái tim” của mọi Insight, vì không có vấn đề gì thì không ai cần giải pháp hay sản phẩm của bạn
  • Fresh (tươi mới): một thông tin chi tiết có thể đúng nhưng chung chung và không cạnh tranh thì không có gì lạ lẫm, và hấp dẫn cả. Hãy đảm bảo rằng đó là một vấn đề mới hoặc một vấn đề hiện tại được mô tả theo cách mới...

Social Media Marketing đáp ứng các mục tiêu marketing?

Social media marketing có thể đáp ứng cho bạn một số mục tiêu sau:

  • Tăng website traffic
  • Xây dựng tỷ lệ chuyển đổi
  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu
  • Tạo sự khác biệt cho thương hiệu
  • Cải thiện việc giao tiếp và tương tác với các đối tượng chính

Nếu bạn thu hút được càng nhiều khán giả trên các trang mạng xã hội. Bạn sẽ càng dễ dàng đạt được các mục tiêu digital marketing của mình.

Xem Thêm: Các Bước Vẽ Chân Dung Khách hàng Mục Tiêu Chi Tiết

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Sau khi biết được khách hàng thì việc tiếp theo bạn cần nghiên cứu là đối thủ cạnh tranh. Để phân tích được những gì đối thủ cạnh tranh đang làm và cách để cạnh tranh với họ trên môi trường online. Các bước phân tích cụ thể như sau:

3. 1. Tại sao doanh nghiệp cần phân tích đối thủ cạnh tranh online?

  1. Hiểu hơn về nhóm khách hàng và hành vi trên môi trường online của đối thủ.
  2. Bắt kịp xu hướng của ngành và thị trường.
  3. Học hỏi những điểm sáng của đối thủ cạnh tranh trên một cách tiếp cận khác.
  4. Tìm hiểu những cách làm hay và những sai lầm cần tránh.

3.2 . Xác định các kênh tiếp xúc online cần phân tích

Các bước để xác định kênh tiếp xúc online như sau:

3.2.1. Phân loại đối thủ cạnh tranh trên môi trường online

Bước đầu tiên bạn cần làm khi phân tích đối thủ cạnh tranh online là phân loại đối thủ của chính doanh nghiệp. Bạn có thể phân loại đối thủ cạnh tranh trên môi trường online thành các dạng:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những công ty cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm giống như bạn trong cùng khu vực địa lý, nhắm đến cùng một đối tượng và phục vụ cùng một nhu cầu.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là đối thủ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ không giống với doanh nghiệp bạn nhưng có thể đáp ứng cùng một nhu cầu của khách hàng hoặc giải quyết cùng một vấn đề.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các công ty hiện chưa có có mặt trong ngành hoặc mới có mặt trong ngành nhưng chưa cung cấp dịch vụ, sản phẩm và nó có thể ảnh hưởng tới ngành, tới thị trường của bạn trong tương lai.

Bạn cũng nên lưu ý đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp của doanh nghiệp trên online có thể sẽ khác biệt so với phân tích ở môi trường offline. Chúng ta cũng có thể gặp sự khác biệt giữa các doanh nghiệp đối thủ khi phân tích trên từng kênh online cụ thể.

3.2.2 Xác định các kênh tiếp xúc online cần phân tích

Bạn nên phân tích đối thủ cạnh tranh online ở nhiều kênh các nhau:

  • Xác định tất cả các kênh mà doanh nghiệp dự định sử dụng để biết được bạn cần vượt qua ai trên kênh đó và thu hút được khách hàng.
  • Xác định tất cả các kênh online mà đối thủ sử dụng để phân tích xem đối thủ làm những gì và học hỏi thêm các cách làm của họ.

Bạn cũng nên căn cứ tùy từng ngành và xu hướng ngành cụ thể mà lựa chọn phân tích các kênh online của đối thủ. Khi tiếp cận với các kênh online của đối thủ, bạn nên thu thập các thông tin như:

  • Website đối thủ: Các thông tin trên website, các loại nội dung trên website, chất lượng nội dung, lượng truy cập vào website đối thủ…
  • Google: Quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị của đối thủ, chương trình remarketing, các từ khóa đối thủ lên top…
  • Youtube: Các chủ đề đối thủ khai thác, lượng subscribe, số lượng video, lượt tương tác video, bình luận video…
  • Facebook: Lượt thích, các chiến dịch triển khai, quảng cáo Facebook, nội dung post, lượng tương tác, các đánh giá, hình ảnh…
  • Email: Nội dung các loại email, cách trình bày email, tần suất gửi email…
  • Các trang thương mại điện tử: Đối thủ sử dụng các trang thương mại điện tử nào, cửa hàng trên từng trang có gì, các chương trình trên từng sàn, số lượng sản phẩm, lược mua và đánh giá sản phẩm… .
  • Các trang mạng xã hội khác: Tùy đặc thù từng ngành mà chúng ta nên phân tích đối thủ trên các trang mạng xã hội khác nhau như Instagram, Tik Tok, Linkedin…

3.2.3. Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh online

Sau khi bạn đã thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh online, bạn nên tổng hợp thành các bảng phân tích rõ ràng để tiện theo dõi, đánh giá. Chúng ta cũng cần lập bảng phân tích SWOT - điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của đối thủ cạnh tranh online.

3.2.4 . Lập báo cáo và phân tích năng lực cạnh tranh

Sau khi thu thập và phân tích đối thủ cạnh tranh chúng ta sẽ so sánh đối chiếu lựa chọn chiến lược social marketing.

  1. Tổng quan về đối thủ cạnh tranh.
  2. Thông tin về thị trường và ngành.
  3. So sánh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và đối thủ.
  4. Phân tích SWOT đối thủ cạnh tranh.
  5. Phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.

Xem Thêm: Các Bước Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh

Bước 4: Ứng dụng lý thuyết kiểm toán vào social marketing

Một số vấn đề trong việc ứng dụng lý thuyết kiểm toán vào social bao gồm:

Đánh giá khả năng hiện tại của bạn

  • Kênh nào đang hoạt động, kênh nào không?
  • Những ai đang kết nối với bạn trên mạng xã hội?
  • Khách hàng mục tiêu của bạn đang sử dụng những kênh nào?
  • Mức độ phủ sóng của bạn trên mạng xã hội so với đối thủ như thế nào?

Để biết được một kênh social còn hiệu quả hay không, bạn nên đặt ra những câu hỏi sau:

  • Khách hàng có sử dụng kênh này hay không?
  • Nếu có, họ đang sử dụng những kênh đó như thế nào?
  • Bạn có thể sử dụng kênh social này để “kiếm tiền” hay không?

Xử lý những tài khoản giả mạo

Trong quá trình kiểm tra, có thể bạn sẽ phát hiện ra những tài khoản giả mạo doanh nghiệp hoặc nhãn hàng của bạn. Những tài khoản này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu chính chủ, thậm chí sẽ “hớt tay trên” rất nhiều khách hàng. Vì thế, cần xử lý chúng càng sớm càng tốt.

Bước 5: Thiết lập tài khoản và chỉnh sửa profile trên các công cụ Social Marketing.

Một số kênh thường sử dụng và công cụ tương ứng là:

  • Quảng cáo truyền hình: TVC, product placement...
  • Quảng cáo trên Radio
  • Kênh báo, tạp chí: Bài PR, Advertorial, print Ad...
  • Quảng cáo trên website: Ads banner, bài PR, sticky post...
  • Quảng cáo ngoài trời như: OOH, out of home: Billboard, xe bus...
  • Quảng cáo trên thiết bị di động: Mobile Marketing, SMS Marketing
  • Tài trợ: Tài trợ Event, cuộc thi, các chuyên mục trên báo đài
  • Hot blogger: Bài PR, banner

Bước 6: Tìm kiếm nguồn cảm hứng

Content Idea là tập hợp nhiều ý tưởng để viết nội dung hữu ích và thu hút, quá trình tìm kiếm các chủ đề có liên quan để tạo nội dung và quyết định những chủ đề nào sẽ thực sự cộng hưởng với đối tượng mục tiêu thương hiệu của bạn.

Tất cả bắt đầu với chiến lược, trước khi bạn bắt đầu thu thập ý tưởng tuyệt vời cho các kênh social marketing bạn cần phải:

● Xác định thông điệp truyền tải một cách nhất quán: Tại sao? Bởi vì ngay sau khi thông điệp trở nên mờ nhạt, khách hàng sẽ bỏ quên bạn trong trí nhớ ngắn ngủi của họ. Tầm quan trọng của việc có một thông điệp nhất quán không nên được xem thường.

● Content mang tính xây dựng hình ảnh thương hiệu: Không chỉ thông điệp mà các yếu tố thương hiệu cũng sẽ “ngay ngắn”, liền mạch hơn. Phong cách, logo, tiêu đề, nội dung và văn phong sẽ hoạt động trên cùng một góc nhìn.

Sau khi xây dựng được chiến lược thì đây là một số kỹ thuật tìm "Content Idea”  cho bạn:

  • Những vấn đề đối tượng mục tiêu đang gặp phải là gì?
  • Brainstorm ý tưởng với các đồng nghiệp trong Team của bạn.
  • Xác định các cụm từ quan trọng về chủ đề trong lĩnh vực của bạn.
  • Bỏ nó vào các Tool phân tích và khai phá tiếp.
  • Xác định thêm các từ khóa biến thể, cụm từ đồng nghĩa (LSI Google).
  • Học và tham khảo từ các đối thủ trực tiếp.
  • Lập danh sách các ý tưởng cụm từ có trữ lượng tốt để lên lịch tạo Content.

Xem Thêm: Các mô Hình Content Thu Hút Người Đọc

Bước 7: Lên kế hoạch làm content

Các bước để lên kế hoạch làm content gồm các bước sau:

Bước 1: Bắt đầu với dàn ý

Bước 2: Mục tiêu của chiến lược content marketing

Bước 3: Tập trung vào sản phẩm

Bước 4: Đối tượng mục tiêu

Bước 5: Kết nối nhu cầu của đối tượng với sản phẩm

Bước 6: Lấy ý tưởng từ chiến lược của thương hiệu khác

Bước 7: Xây dựng “kho nội dung”

Bước 8: Đánh giá nội dung hiện tại

Bước 9: Kiểm duyệt nội dung theo chủ đề

Bước 10: Liệt kê nội dung sẽ thực hiện

Bước 11: Lên quy trình sản xuất nội dung

Bước 12: Lên lịch trình

Bước 13: Lên kế hoạch quảng bá nội dung

Bước 14: Tổng hợp

Bước 8: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược

Một số chỉ tiêu đánh giá chiến lược social marketing

  1. UGC – Độ tương tác của người dùng

UGC (User Generated Content) là số lượng nội dung được tạo ra bởi người dùng, UGC giúp doanh nghiệp đo lường được mức độ tác động của chiến dịch social media, khiến họ phải chủ động tạo ra các nội dung liên quan đến thương hiệu.

  1. Sentiment score – Chỉ số cảm xúc

Đây là kết quả phân tích chỉ số cảm xúc của các thảo luận để xác định tương quan giữa các thảo luận Tích cực và Tiêu cực.

Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)

Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.

  1. Object mention – Lượng thảo luận đề cập đến chủ thể

Object mention là số lượng thảo luận đề cập trực tiếp đến các cụm từ về thương hiệu/sản phẩm/chiến dịch. Chỉ số này giúp đánh giá chính xác hiệu quả truyền tải thông điệp của thương hiệu đến khách hàng mục tiêu.

  1. Audience scale – Lượng người tham gia thảo luận

Đây là số lượng người tham gia thảo luận. Việc tạo ra một chiến dịch truyền thông mạng xã hội hấp dẫn được nhiều người dùng mạng biết đến và tham gia thảo luận thì thật sự là một thử thách lớn, cần sự thu hút của thông điệp và chiến lược phân phối kênh từ thương hiệu.

Trên đây là 4 chỉ số đánh giá thành công của chiến dịch social media mà Adsplus vừa giới thiệu để các marketer cùng lưu tâm và xem xét áp dụng cho việc phân tích, đo lường chính xác nhất. Song, chúng ta cũng cần lưu ý rằng mỗi chỉ số đều có giá trị của riêng nó và đánh giá được một khía cạnh riêng của chiến dịch truyền thông. Vì thế, ta khó có thể dùng một chỉ số để đưa ra kết luận rằng liệu chiến dịch đã thành công hay thất bại.

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn thực hiện kế hoạch social đạt hiệu quả tốt. Đặt biệt, cho những bạn mới bắt đầu:

Để được tư vấn về chiến dịch social hãy liên hệ cho chúng tôi ngay nhé!

Thông tin liên hệ:

NOKA MARKETING

Website: Nokamarketing.com

Email: Khanhvo@nokamarketing.com

Sdt/zalo: 0901 634 434 - Khánh

Fanpage: Dịch vụ Quảng Cáo Marketing


 

Zalo
Hotline
Close menu
Go Top