Những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc tăng thứ hạng từ khóa khi SEO?
Trong quá trình làm SEO, ngoài việc cần phải chú trọng tối ưu cấu trúc và giao diện khi xây dựng website ra thì chúng ta cũng cần phải để ý đến những yếu tố sẽ gây ảnh hướng đến việc SEO website.
Việc lưu ý đến các yếu tố này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, tránh được các sai lầm không đáng có và gia tăng hiệu quả của việc SEO web.
Ngay bây giờ chúng ta hãy lần lượt xem xét các yếu tố này nhé.
Link Tải tài liệu: 220 thủ thuật SEO dành cho người mới bắt đầu
1. Số lượng người truy cập website (traffic)
Số lượng người truy cập website là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc lên TOP Google trong quá trình làm SEO, đồng thời yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi trên website và doanh thu bán hàng có thể thu được.
Một website nếu có thứ hạng tốt trên trang kết quả của Google khi khách hàng sử dụng từ khóa để truy vấn sẽ có được sự tin tưởng rất lớn của người dùng, điều này sẽ giúp website có được số lượng người truy cập lớn, đồng thời việc website có được số lượng người truy cập lớn lại thúc đẩy Google tiếp tục đánh giá cao chất lượng của website và tiếp tục duy trì thứ hạng của trang web trên Google.
Điều này là rõ ràng vì Google cũng muốn cung cấp những kết quả là những trang web được người dùng đánh giá tốt tới những người dùng khác. Vì Google biết rằng đây chính là những nội dung có giá trị.
Thống kê số lượng người dùng truy cập website của một số trang web
Độ khó của từ khóa (mức độ cạnh tranh của từ khóa) được xác định thông qua thống kê số lượng tìm kiếm của từ khóa đó trên Google. Mức độ cạnh tranh của từ khóa thường sẽ được chia làm 4 loại như sau:
- Thấp: 1 - 100 lượt tìm kiếm
- Trung bình: 101 - 1000 lượt tìm kiếm
- Cao: 1.001 - 10.000 lượt tìm kiếm
- Rất cao: trên 10.000 lượt tìm kiếm
và kết quả nghiên cứu của các nhà phân tích số liệu đều đưa đến một kết luận rằng số lượng người truy cập vào website sẽ là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng lớn nhất đến thứ hạng từ khóa của website trên Google. Đây là lý do khi chúng ta làm SEO web cần phải thường xuyên theo dõi báo cáo về số lượng người truy cập website để có sự điều chỉnh kịp thời.
Một câu hỏi thường được đặt ra là Với một website mới thành lập, làm SEO như thế nào để có được nhiều lượt truy cập vào website?.
Chúng ta cần phải rõ ràng một điều là, nếu muốn website của chúng ta có lượt truy cập thì bắt buộc chúng ta phải có từ khóa lên TOP Google.
Do đó câu trả lời cho câu hỏi ở trên đó là:
- Chúng ta cần tiến hành nghiên cứu và phân tích các từ khóa, sau đó hãy lựa chọn những từ khóa có lượt tìm kiếm từ THẤP đến TRUNG BÌNH (mức độ cạnh tranh thấp đến trung bình).
- Phân tích đối thủ và chọn ra trong số các từ khóa ở trên mà đối thủ của chúng ta chưa SEO hoặc SEO chưa nhiều thì chúng ta sẽ ưu tiên SEO các từ khóa này trước.
Hãy tiến hành làm sớm nhất có thể, làm ngay khi đối thủ còn chưa kịp nhận ra chiến lược của chúng ta. SEO website là một quá trình cần sự kiên trì bền bỉ và liên tục mới có thể tạo ra được kết quả như mong đợi.
2. Thời gian người dùng ở lại website.
Sau số lượng người truy cập thì thời gian người dùng ở lại website cũng là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc SEO web.
Số lượng người truy cập có thể chưa thể hiện được nhiều điều về chất lượng của website thì với thời gian người dùng ở lại website sẽ cho Google biết được rằng đây là một website chất lượng hay không!
Google luôn mặc định rằng, nếu một website hay một trang nào đó khi khách hàng truy cập vào và ở lại rất lâu thì đây là một trang web cung cấp được nhiều nội dung có giá trị cho người dùng. Vì nếu không đem đến giá trị cho người dùng thì ngay lập tức họ sẽ thoát khỏi trang ngay.
Thông qua thời gian ở lại trang của người dùng, Google sẽ đánh giá trang web đó giá trị với khách hàng và đây là một trang web uy tín.
Bảng thống kê thời gian trung bình người dùng ở lại trang
Vậy với yếu tố này có một câu hỏi mà chúng ta cần phải đi tìm câu trả lời là “Làm thế nào để tôi có thể giữ chân người dùng ở lại trang lâu hơn?”
Trước khi đi đến câu trả lời cho câu hỏi này thì bạn hãy tự hỏi mình xem, mỗi khi chúng ta lướt web, điều gì sẽ khiến chúng ta ở lại trang đó lâu hơn so với các trang khác? Không cần điều gì cao siêu, chỉ cần liên tưởng đến chính bản thân chúng ta thì chúng ta sẽ có ngay được câu trả lời cho câu hỏi trên.
- Nội dung có giá trị:
khi chúng ta vào một trang web, điều đầu tiên chúng ta quan tâm chính là trang web đó có cung cấp được cho chúng ta những thứ mà chúng ta cần, trang web đó có giải đáp được những băn khoăn bên trong chúng ta! Do đó hãy tìm mọi cách cung cấp những thông tin giá trị nhất đến cho người dùng!
Có thể nói một câu hài hước là “gãi đúng chỗ ngứa”. Nghĩa là chúng ta cần phải viết những gì mà khách hàng đang khao khát, cho khách hàng thấy được mình có thể giúp được điều gì cho họ. Và tất nhiên để có được những nội dung như vậy thì chúng ta cần phải có được sự am hiểu về khách hàng, hiểu rõ về nhu cầu, mong muốn, nỗi đau, vấn đề mà họ đang gặp phải (xác định đúng insight khách hàng).
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải chú ý đến cách trình bày, vì một món ăn ngon thì ngoài hương vị mà món ăn đem lại thì cách trình bày món ăn sẽ giúp cho cảm xúc người thưởng thức thăng hoa.
- Cấu trúc website:
Cấu trúc website cũng có những ảnh hưởng nhất định đến quyết định ở lại hay là rời đi của người dùng.
Một website với cấu trúc khoa học, tối ưu, đơn giản sẽ đem lại sự tiện lợi tối đa cho người dùng trong việc thao tác, tìm kiếm thông tin. Điều này giúp khách hàng ở lại trang web lâu hơn.
Một website có cấu trúc rườm rà, lộn xộn, khó khăn trong việc thao tác và tìm kiếm thường làm khách hàng ức chế, bực mình và tất nhiên khách hàng sẽ rời đi ngay lập tức.
- Cách xây dựng link nội bộ trong trang (Internal Link):
Khi khách hàng đang đọc một bài viết nào đó, có thể khách hàng sẽ cần được bổ sung thêm thông tin để giúp củng cố thêm hoặc làm rõ hơn nội dung mà khách hàng đang đọc. Cũng có thể khách hàng sẽ cần thêm thông tin để đối chiếu, so sánh trước khi đưa ra quyết định,… lúc này nếu bạn có thể nắm bắt được suy nghĩ khách hàng, đặt ngay link bài viết về nội dung mà khách hàng đang cần tham khảo. Chắc chắn khách hàng sẽ bấm vào link mà không cần phải thoát ra bên ngoài để đi tìm các thông tin đó nữa.
Hãy đọc vị suy nghĩ của khách hàng và đem đến cho khách hàng sự tiện lợi. Điều này sẽ giúp khách hàng ở lại website của chúng ta lâu hơn. Và Google đánh giá rất cao điều này. Do đó đây cũng chính là yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc SEO web của chúng ta.
Cách sử dụng Internal link thông minh trên vnexpress
XEM THÊM: KỸ THUẬT TỐI ƯU WEBSITE CHUẨN SEO Ở ĐÂY
3. Số trang mỗi phiên truy cập của người dùng
Số trang mỗi phiên truy cập của người dùng là gì? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đến việc SEO web?
Số trang truy cập mỗi phiên là số trang khách hàng bấm vào sau khi truy cập vào website của chúng ta để tìm kiếm thông tin theo một nhóm nhất định.
Số trang truy cập mỗi phiên là yếu tố khá quan trọng vì nó sẽ thể hiện sự phân cấp tối ưu về mặt nội dung trên trang web. Và để tối ưu được như vậy, ngoài việc cần phải có cấu trúc website tối ưu ra thì người làm SEO web còn cần phải có được sự tối ưu tổng thể nội dung toàn trang. Lúc này các trang trên website sẽ có sự liên kết chặt chẽ và khoa học, sức mạnh toàn trang sẽ tăng lên, các từ khóa được SEO trong các trang sẽ bổ trợ cho nhau. Google sẽ đánh giá rất cao về mặt liên kết nội dung trong trang.
Xem xét hành động của một khách hàng sau khi:
Vào trang 1 => dừng lại và đọc
Chuyển tiếp đến trang 2 => dừng lại và đọc
Chuyển tiếp đến trang 3 => dừng lại và đọc
Sẽ luôn được Google đánh giá cao hơn so với một website mà khách hàng vào mỗi trang rồi lại thoát ra rồi lại vào lại,…
Bảng thống kê số trang mỗi phiên truy cập của người dùng
Việc khách hàng truy cập như vậy, Google sẽ cho rằng trang web được tối ưu nội dung chặt chẽ, trải nghiệm người dùng tốt, chất lượng nội dung có giá trị. Do đó đây cũng là một yếu tố quan trọng cần phải lưu ý trong quá trình SEO web.
4. Tỷ lệ thoát ra khỏi trang của người dùng sau khi vào web
Một tiêu chí mà Google rất quan tâm khi đánh giá một website đó chính là tỷ lệ thoát ra khỏi trang của người dùng sau khi vào web.
Tại sao yếu tố này lại có thể ảnh hưởng đến việc SEO web của chúng ta?
Tỷ lệ thoát trang là tỷ lệ phần trăm người dùng đã ghé vào trang web của chúng ta sau đó thoát ra ngay mà không có thêm bất kỳ một tương tác nào trên trang.
Lúc này người dùng không có tương tác với trang đích và lượt truy cập kết thúc bằng một lần truy cập một trang. Tức là chỉ có duy nhất 1 lượt xem trang trên 1 phiên truy cập.
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rằng tỷ lệ thoát trang này được Google tính như thế nào, sau đó chúng ta mới biết được cách để làm cho website của ta tốt hơn với tỷ lệ thoát trang thấp hơn.
Bảng thống kê và phân tích tỷ lệ thoát trang của người dùng trên website
Tỷ lệ thoát = Tổng số phiên truy cập chỉ xem một trang/ tổng tất cả các phiên truy cập vào website
Phiên truy cập chỉ xem 1 trang được tính khi:
- Người dùng đóng trình duyệt.
- Người dùng nhấp chuột sang một trang khác không nằm trên website.
- Truy cập vào trang khác thông qua hình thức gõ vào URL trên thanh trình duyệt.
- Vẫn ở trên trang đó nhưng không có lượt truy cập tiếp theo sau lần truy cập đầu tiên.
Tỷ lệ thoát trang nói lên điều gì?
Tỷ lệ thoát này là chỉ số phản ánh “chất lượng website” hoặc “chất lượng người dùng” (mức độ phù hợp của người dùng với nội dung trên trang hoặc mục đích khi vào website).
- Chất lượng trang kém: người dùng không tìm thấy thông tin đang tìm kiếm.
- Người dùng không phù hợp với nội dung trên trang: lúc này chắc chắn rằng người dùng sẽ thoát ngay và không có lý do gì để tương tác trên trang nữa.
- Người dùng đã đạt được mục đích của mình: Lúc này người dùng đã thỏa mãn được nhu cầu ngay khi vào trang.
Tỷ lệ thoát trang cao là tốt hay xấu?
Điều này phụ thuộc vào loại trang hoặc loại website mà người dùng đang ghé thăm:
- Loại website bán sản phẩm:
Đây là website cần sự tương tác của người dùng, lúc này tỷ lệ thoát trang cao là không ổn, cần phải tối ưu ngay.
Ví dụ:
Chúng ta đang bán hàng online và khách hàng muốn mua hàng thì cần phải vào trang chủ, sau đó thông qua trang chủ để chuyển đến các trang sản phẩm và mua hàng.
Lúc này khách hàng chỉ vào trang chủ sau đó thoát ra ngay mà không có bất kỳ một tương tác nào khác thì đây là một tín hiệu xấu, cần phải xem xét tối ưu lại website càng sớm càng tốt.
- Loại website theo kiểu blog hoặc tin tức:
Với loại trang web này, thường thì người dùng sau khi truy cập vào sẽ có được các thông tin cần thiết ngay. Do đó họ không có thêm các hành động tương tác khác mà thoát ngay thì cũng không có gì đáng phải lo lắng cả.
Làm thế nào để cải thiện tỷ lệ thoát trang?
Để cải thiện tỷ lệ thoát chúng ta cần phải cung cấp được các nội dung đem đến giá trị cho người dùng. Khi người dùng nhận thấy nội dung trên trang web là có giá trị họ thường sẽ liên tục di chuyển từ trang này sang trang khác để tiếp tục đọc thêm các thông tin giá trị khác nữa. Chính điều này cũng góp phần giữ người dùng ở lại trang web lâu hơn.
Như vậy chúng ta có thể thấy với các yếu tố mà chúng ta cùng nhau xem xét vừa qua đều có tác động đến trải nghiệm người dùng và giá trị nội dung trên web. Qua đây chúng ta cũng đã biết được rằng nội dung giá trị và trải nghiệm người dùng là vô cùng quan trọng, tác động mạnh mẽ đến quá trình SEO web để đưa được website lên TOP Google.
Tại sao Google lại đề cao các yếu tố trải nghiệm người dùng và nội dung có giá trị trên website?
Google muốn tồn tại và phát triển được thì cần phải có một hệ sinh thái có giá trị đối với cộng đồng người dùng và các doanh nghiệp đang kinh doanh trên Google. Do đó Google cần phải đem đến sự uy tín, cung cấp những gì giá trị nhất cho cả người dùng và doanh nghiệp bằng cách đưa ra những kết quả trên trang tìm kiếm khi khách hàng truy vấn là những website có trải nghiệm người dùng tốt nhất, có nội dung giá trị nhất có thể giải quyết được nhu cầu của người dùng.
Do đó khi làm SEO, chúng ta cần phải tập trung vào việc không ngừng nâng cấp trải nghiệm người dùng và sản xuất ra những video có giá trị đối với nhóm khách hàng mục tiêu của chúng ta.
5. Chất lượng và số lượng tên miền trỏ về website
Google đánh giá rất cao việc một trang web có nhiều lượt truy cập được chuyển về từ các trang web khác có liên quan đến nội dung, dịch vụ, sản phẩm của trang web mà chúng ta đang làm SEO.
Điều này có nghĩa là có nhiều tên miền trỏ về với tỉ lệ liên quan cao về mặt nội dung thì chắc chắn thứ hạng từ khóa của chúng ta sẽ được cải thiện một cách đáng kể và khả năng lên TOP Google sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Ví dụ:
chúng ta có một trang web về kinh doanh sản phẩm làm đẹp.
Và chúng ta có rất nhiều trang web khác cũng đang kinh doanh về các sản phẩm như: Son, nước hoa, dưỡng da, dưỡng tóc, thời trang, phụ kiện,… hoặc các blog chia sẻ về kiến thức làm đẹp, kiến thức chăm sóc da, kiến thức phối đồ và lựa chọn thời trang,… cùng trỏ về website của chúng ta. Lúc này các trang web trỏ về website của chúng ta đều có sự liên quan và gần như là tương đồng với website mà chúng ta đang SEO. Đặc biệt hơn nếu các trang web trỏ về website của chúng ta là có tuổi thọ trên 1 năm, và có rất nhiều lượt khách hàng ghé thăm, tương tác hàng ngày trên đó.
Với trường hợp này Google đánh giá rất cao. Đó là lý do đây cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc SEO web của chúng ta,
XEM THÊM: CÁCH XÂY DỰNG BACKLINK CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂY
6. Số lượng từ trong một bài viết.
Những năm 2017 trở về trước, khi mà việc làm SEO còn chưa phổ biến, Google chưa cập nhật các thuật toán cao cấp thì một bài viết trong khoảng 500-700 từ đã có thể dễ dàng lên TOP của Google chỉ sau một vài tháng triển khai.
Tuy nhiên hiện nay, với sự xuất hiện của AI, Google thường xuyên nâng cấp thuật toán cùng với việc người dùng ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn thì Google thường ưu tiên và đánh giá cao các bài viết có số lượng từ lớn với nội dung dài và chi tiết hơn.
Tiêu chí của Google đơn giản chính là với một bài viết dài (có nhiều từ) tức bài viết đó đáp ứng về mặt chất lượng, chắc hẳn bạn phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó mới có được sự am hiểu sâu rộng nên mới có thể viết và xuất bản được các nội dung chi tiết như vậy!
Bảng xếp hạng mối tương quan giữa số từ trong mỗi bài và xếp hạng trên Google
Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý rằng: nội dung dài nhưng cần phải trình bày một cách khoa học, tối ưu và dễ hiểu để giữ chân được người dùng khi đọc (bản chất là không ai muốn đọc những thứ dài dòng).
7. Khả năng bảo mật và sự an toàn của website
Không có gì là ngạc nhiên khi khả năng bảo mật và sự an toàn của website lại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc SEO web.
Một số hậu quả có thể gặp khi mà website không có khả năng bảo mật:
- Thông tin khách hàng bị mất cắp
- Lợi dụng thông tin doanh nghiệp để làm việc xấu
- Đối thủ cạnh tranh biết được mình đang làm gì để có biện pháp đề phòng hoặc phá hoại.
- Nhiều website hiện nay tích hợp tính năng thanh toán online: nhiều đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt hoặc lấy cắp,…
- Server máy chủ bị đánh sập, làm tốn thời gian, tiền bạc và công sức để làm lại,…
Một số loại bảo mật được sử dụng nhiều hiện nay như:
- Bảo mật website bằng SSL: Một hình thức bảo mật bằng cách mã hóa các lưu lượng truy cập tương tác giữa trình duyệt website và máy chủ. Ngăn chặn bên thứ ba xâm nhập vào các thông tin cá nhân như: thẻ tín dụng, tài khoản tài chính, mật khẩu truy cập…
- Bảo mật website với HTTPS: HTTP là một giao thức truyền tải dữ liệu giữa các website. Kết hợp giữa HTTP và SSL, TLS, được mã hóa để nhằm tạo ra một tường rào an ninh chắc chắn, bảo mật tối đa để bảo vệ cho website.
Việc các website được trang bị khả năng bảo mật tối, bảo đảm an toàn cho website trong quá trình làm SEO sẽ được Google đánh giá rất cao. Vì website được bảo mật tốt thì thông tin người dùng được đảm bảo, chứng tỏ trang web làm việc có trách nhiệm và có sự cam kết với người dùng.
8. Từ khóa trong bài viết
Để làm SEO web tốt thì việc sử dụng từ khóa trong bài viết một cách tự nhiên và khoa học là yếu tố rất quan trọng.
Cần phải đảm bảo việc vừa cung cấp giá trị cho người dùng trong nội dung bài viết nhưng lại có sự tự nhiên và trôi chảy trong việc sử dụng các từ khóa. Có như vậy mới đảm bảo được trải nghiệm người dùng tốt đồng thời giữ chân khách hàng ở lại trang lâu hơn và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang.
Tốt nhất nếu có thể thì từ khóa cần phải xuất hiện ở trong 100 ký tự đầu tiên. Trong nội dung chính của bài viết nên sử dụng từ khóa thêm 1-3 lần nữa, đồng thời ở cuối bài viết chúng ta có thể nhắc lại từ khóa một lần nữa sẽ rất tốt cho việc SEO web.
9. Mật độ từ khóa trong bài viết.
Mật độ từ khóa lý tưởng trong các bài viết là từ 2%-5%. Như vậy dù bài viết dài tới đâu chúng ta cũng sẽ dễ dàng phân bổ cho hợp lý.
Nếu muốn tính số lần từ khóa xuất hiện trong bài viết, bạn sẽ cần phải:
- Xác định từ khóa là gì
- Xác định mật độ sử dụng từ khóa (2-5%)
- Dự tính số từ cần viết
- Lấy mật độ từ khóa nhân với số từ dự kiến sẽ ra được số lần từ khóa xuất hiện.
Ví dụ: Với từ khóa “Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc SEO website”
Giả sử bài viết cần 5000 từ và mật độ từ khóa là 3% => chúng ta sẽ tính được số lần từ khóa này xuất hiện trong bài viết là: 3%x5000=150 lần
Mật độ từ khóa trong một bài viết cần được kiểm soát chặt chẽ
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng thêm các từ khóa liên quan của từ khóa chính để cho bài viết sẽ tăng được độ phủ của từ khóa mà vẫn đảm bảo được mật độ từ khóa trong bài viết. Và tỷ lệ hợp lý giữa từ khóa chính và từ khóa liên quan thường là: từ khóa liên quan chiếm tỷ lệ 30% số lần từ khóa chính xuất hiện (với ví dụ trên ta có thể dùng 50 lần từ khóa liên quan và 100 lần từ khóa chính)
XEM THÊM: QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TỪ KHÓA Ở ĐÂY
10. Từ khóa trong tiêu đề
Tiêu đề nên giới hạn trong khoảng 50 - 60 ký tự và từ khóa nên xuất hiện khi bắt đầu tiêu đề và chỉ nên có 1 từ khóa trong tiêu đề.
Nếu tiêu đề có thể là một câu kêu gọi hành động (call to action) mà lại có chứa từ khóa trong đó thì Google sẽ đánh giá rất cao, đồng thời sẽ làm tăng tỷ lệ khách hàng truy cập vào trang để giúp chúng ta tăng được số lượt truy cập trang. Đây chính là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc SEO web mà chúng ta đã đề cập ở bên trên.
11. Từ khóa trong thẻ Meta
Đây là yếu tố không quá quan trọng nhưng Google đánh giá cao những trang web có từ khóa trong thẻ meta.
Thẻ meta nên giới hạn từ 150-160 ký tự. Từ khóa mà chúng ta muốn SEO nên xuất hiện ở bên trong khoảng 100 ký tự đầu tiên.
Nếu từ khóa có số từ >4 từ: chỉ cần lặp lại 1 lần từ khóa chính và 1 lần từ khóa liên quan. Nếu từ khóa có số từ <=4 từ: chỉ cần lặp lại 2 lần từ khóa chính và 1 lần từ khóa liên quan.
12. Video trong 1 trang
Sự xuất hiện của Video trong 1 trang cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc SEO web.
Trong một trang có một video thì thông thường người dùng sẽ có xu hướng dừng lại xem video. Điều này sẽ giúp cho người dùng ở lại trang lâu hơn và việc này Google đánh giá rất cao và dĩ nhiên điều này rất có lợi cho việc SEO web của chúng ta.
Một lưu ý là không phải Video nào chúng ta cũng có thể đưa vào, một lần nữa hãy tập trung sản xuất những nội dung có giá trị đối với người dùng, đặc biệt nội dung video phải liên quan tới nội dung bài viết hoặc là diễn giải cho nội dung bài viết lại càng tốt.
13. Một số yếu tố khác
- Tốc độ tải của trang
- Giao diện tương thích với các loại thiết bị di động
- Tối ưu URL trên trang
- Khả năng chia sẻ bài viết qua mạng xã hội
- Các lỗi ngữ pháp và chính tả
- Làm nổi bật nội dung chính
- Vị trí đặt máy chủ
- Thời gian phản hồi trên trang
- Tần suất sản xuất nội dung
Những yếu tố trên không quá quan trọng nhưng cũng góp phần ảnh hưởng đến việc SEO web của chúng ta trong quá trình thực hiện. Chúng ta cần ưu tiên cho các yếu tố quan trọng trước, sau đó hãy xử lý đến các yếu tố không quan trọng sau.
Trong quá trình làm web cần lưu ý đến những yếu tố sẽ gây ảnh hưởng đến việc SEO website để có thể giúp chúng ta rút ngắn thời gian, đồng thời sẽ giúp cho website của của chúng ta có được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
SĐT/ Zalo: 0901 634 434
Mail: Khanhvo@nokamarketing.com
Fanpage: Dịch Vụ Quảng Cáo Marketing
Website: Nokamarketing.com