Kỹ thuật xây dựng liên kết nội bộ (internal link) chuẩn SEO cho người mới bắt đầu
Noka Marketing

Kỹ thuật xây dựng liên kết nội bộ (internal link) chuẩn SEO cho người mới bắt đầu

Kỹ thuật xây dựng liên kết nội bộ (internal link) chuẩn SEO cho người mới bắt đầu

Khi tiến hành làm SEO web, so với backlink thì internal link (liên kết nội bộ) thường không được các SEOer coi trọng và chú ý để tối ưu trong quá trình xây dựng website. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ được tầm quan trọng của liên kết nội bộ thì các SEOer sẽ phải nhìn nhận lại vấn đề khi SEO web.

Xem thêm về: Tổng hợp kỹ thuật đi backlink chuẩn SEO

Do đó trong bài viết hôm nay, với kinh nghiệm lâu năm trong việc thiết kế website, triển khai các chiến dịch marketing online, lên kế hoạch và triển khai hàng trăm chiến dịch SEO web khác nhau, mình sẽ chia sẻ cho các bạn kỹ thuật xây dựng liên kết nội bộ (internal link) chuẩn SEO cho người mới bắt đầu, để các bạn có thể xây dựng liên kết nội bộ tối ưu nhất cho quá trình SEO web.

1. Liên kết nội bộ (internal link) là gì?

Liên kết nội bộ là những đường link (hay còn gọi là những đường dẫn) trỏ đến một 1 trang khác trên cùng 1 trang web (nằm trong cùng 1 tên miền - domain). 

Trong thực tế chúng ta có thể thấy một số kiểu liên kết nội bộ phổ biến như:

- Link từ trang chủ đến các danh mục, bài viết

- Link từ danh mục đến các bài viết

- Link từ bài viết này đến bài viết kia trong website

- Link từ menu đầu trang, link ở dưới chân trang (footer)

- Link dạng banner đặt trên website

 

Một ví dụ về liên kết nội bộ trên website Vnexpress

 

Một ví dụ về liên kết nội bộ trên chính bài viết này

Như vậy chúng ta có thể thấy Internal link thường chỉ các liên kết nội dung trên các trang, mục đích chính là để điều hướng người dùng và chia sẻ giá trị liên quan giúp cải thiện khả năng xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. 

Xem thêm những yếu tố ảnh hưởng tới thứ hạn của việc Seo từ khóa

2. Vai trò của liên kết nội bộ đối với SEO

Trước khi bắt tay vào việc triển khai các kỹ thuật xây dựng liên kết nội bộ, chúng ta cần phải hiểu rõ vai trò to lớn của liên kết nội bộ đối với SEO ở trên một website. Chỉ khi hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của liên kết nội bộ chúng ta mới thực sự nghiêm túc và dành thời gian để xây dựng và tối ưu liên kết nội bộ theo đúng kế hoạch đề ra.

Việc xây dựng liên kết nội bộ tốt, giúp cho cấu trúc website được tối ưu, giúp nội dung trên trang web liên kết với nhau chặt chẽ hơn, gia tăng độ tin tưởng,… điều này Google đánh giá rất cao khi thu thập dữ liệu trên website.

Giúp phân phối độ uy tín và tin cậy của từng trang riêng lẻ (page authority)

Khi sử dụng liên kết nội bộ giữa các trang có độ uy tín và tin cậy cao với các trang có chỉ số PA (page authority) thấp hơn thì sẽ phần nào giúp cho trang có chỉ số PA thấp được cải thiện, được Google đánh giá uy tín hơn.

Tuy nhiên một lưu ý chúng ta cần phải hiểu là không phải cứ trang có chỉ số PA cao thì từ khóa trên trang đó sẽ lên top của Google.

Như vậy là độ tin cậy và uy tín trên website sẽ được nâng lên khi có sự liên kết tốt về mặt nội dung giữa các trang thông qua liên kết nội bộ.

Điều hướng khách hàng

Đây là vai trò rõ ràng nhất của liên kết nội bộ trên trang. Việc liên kết các bài viết khác nhau có sự liên quan đề nội dung hay chủ để sẽ giúp cho  chúng ta dễ dàng điều hướng người dùng sang các trang đích mà chúng ta muốn, đồng thời cũng giúp cho người dùng tìm kiếm dễ dàng những thông tin liên quan mà họ đang xem xét tại thời điểm đấy.

Ngoài ta, thông qua những internal link này chúng ta cũng dễ dàng điều hướng người dùng từ các trang có chất lượng cao sang các trang có chất lượng thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo được sự liên quan cho khách hàng.

Bằng cách điều hướng khách hàng chúng ta sẽ giữ chân khách hàng ở lại trên website lâu hơn và tăng lượt xem trang cho cả những trang có lượt xem thấp.

Cải thiện thứ hạng website trên Google

Việc xây dựng Internal Link là một yếu tố rất quan trọng không chỉ đối với SEO mà còn có vai trò nâng cao cho trải nghiệm người dùng. Khi người dùng ở lại website lâu hơn, mỗi phiên truy cập sẽ đọc rất nhiều trang khác nhau sẽ giúp cải thiện thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Tối ưu hóa chuyển đổi

Bằng cách xây dựng và tối ưu liên kết nội bộ, chúng ta điều hướng khách hàng đến các trang bán hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang.

Bằng cách cung cấp nhiều bài viết hay và chất lượng để thu hút người dùng, sau đó sử dụng những dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, khéo léo để dẫn dắt người dùng hành động. Một liên kết nội bộ có thể giúp kết nối lượng người dùng truy cập thành khách hàng tiềm năng của chúng ta mà không phải mất quá nhiều công sức.

Bằng cách sử dụng liên kết nội bộ sẽ giúp tối ưu hóa chuyển đổi rất tốt vì chúng ta quảng bá các sản phẩm, dịch vụ từ những bài viết phù hợp với đối tượng mục tiêu đang xem bài viết đó.

Ví dụ: Khách hàng đang xem một bài viết tư vấn cách chọn áo sơ mi cho các bạn nữ, thì ngay bên dưới đó tôi sẽ đặt vào những internal link dẫn về các landing page bán các loại áo sơ mi nữ để điều hướng người dùng từ bài viết đó về trang bán hàng, tại đây tôi sẽ tập trung cho kêu gọi khách hàng mua hàng.

Cung cấp thêm những thông tin hữu ích liên quan đến nội dung hiện tại.

Ví dụ như người dùng đang đọc bài viết về áo sơ mi nữ thì việc sử dụng liên kết nội bộ dẫn tới các bài viết về việc cách lựa chọn áo sơ mi nữ, quần nữ sẽ cung cấp được nội dung thông tin liên quan và cho phép người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Xem thêm cách tạo Site map cho website ở đây

3. Quy trình xây dựng liên kết nội bộ và các tiêu chí đánh giá chất lượng một internal link tốt.

Quy trình xây dựng liên kết nội bộ

Trước khi bắt tay xây dựng liên kết nội bộ thì chúng ta cần phải xác định được các yếu tố trên trang như:

- Xác định cấu trúc website sẽ xây dựng

- Xác định nội dung chủ đạo trên website

- Xác định được các trang có sự liên quan đến nhau về mặt nội dung hay chủ đề trên website.

- Xác định bộ từ khóa cần SEO: các từ khóa chính, từ khóa liên quan

- Xác định được các trang đích có nhiều backlink 

- Xác định được số link nội bộ trỏ đến 1 trang

- Xác định được lượt truy cập đến các trang

Thông thường trên website khi xây dựng liên kết nội bộ ta sẽ tập trung cho 3 loại bài viết như sau

- Bài viết lớn: Là trang đích cần SEO, có ít nhất 100 từ trở lên, bài viết loại này thường tập trung SEO cho các từ khóa chính.

- Bài viết nhỏ: Là các bài bổ trợ cho SEO, liên quan trực tiếp đến ngành nghề

- Bài viết được chia sẻ: là dạng bài tin tức, có nhiều thông tin giá trị và có xu hướng được chia sẻ rộng rãi giúp lôi kéo được lượt truy cập, bài viết loại này thường SEO cho các từ khóa dài.

Các tiêu chí đánh giá một internal link có chất lượng tốt

- Có sự liên quan về mặt nội dung hoăc chủ đề với bài được trỏ backlink (cùng đề cập đến các vấn đề liên quan đến cùng loại sản phẩm, dịch vụ)

- Bài viết đặt internal link phải có lượt truy cập

- Internal link cần được theo dõi để tối ưu thông qua xem lượt click (sử dụng internal link tracking để tối ưu)

- Bài viết đặt internal link cần có backlink

- Internal Link  ưu tiên chất lượng hơn là số lượng (Internal Link không tốt có thể bị trừ điểm SEO).

4. Kỹ thuật xây dựng internal link chuẩn SEO cho người mới bắt đầu

Đặt liên kết nội bộ trên các trang có độ uy tín cao

Tại sao chúng ta lại nên đặt liên kết nội bộ trên các trang có độ uy tín cao?

Vì với các trang có độ uy tín cao, khả năng cao sẽ được các công cụ tìm kiếm ưu tiên có được thứ hạng tốt trên trang kết quả. Do đó các trang có độ uy tín cao vừa sẽ có được lượng truy cập người dùng lớn, đồng thời thông qua liên kết, những trang có độ uy tín cao sẽ chuyển một phần độ tin cậy vào các trang thấp hơn, lúc này các trang có thể giúp nhau tăng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

Các trang có độ uy tín cao sẽ có lượng truy cập người dùng rất lớn, làm tăng được tỷ lệ người dùng bấm vào các đường dẫn liên kết nội bộ đến các trang liên quan, điều này sẽ giúp cho Google đánh giá website và các liên kết nội bộ có chất lượng cao hơn.

Tất nhiên hiện nay có rất nhiều công cụ có thể giúp chúng ta kiểm tra độ uy tín của trang như: URL Void, Sucuri, UnMask Parasites, PhishTank,… chúng ta có thể chọn trong trong các công cụ trên để kiểm tra xem trang nào là phù hợp để đặt liên kết nội bộ như kế hoạch đã đề ra.

Liên kết tới những trang có liên quan về mặt nội dung

Việc đặt liên kết nội bộ tới các trang có sự liên quan sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin giá trị cho người dùng, cho người dùng có được nguồn thông tin đa dạng, sâu sắc, giúp người dùng có thêm các góc nhìn và hiểu sâu hơn về sản phẩm, dịch vụ hay chủ đề liên quan đến bài viết mà người dùng đang đọc.

 

Xây dựng liên kết nội bộ bằng cách sử dụng các bài viết liên quan về chủ đề du lịch

Bằng cách liên kết đến các trang liên quan sẽ giúp cho Google và các công cụ tìm kiếm dễ dàng đi theo các liên kết này để hiểu được cấu trúc nội dung của website và giúp cho quá trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục được đơn giản hơn và nhanh hơn.

Trong thực tế chúng ta thường gặp các liên kết nội bộ được dẫn tới các trang về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, để có thể tạo ra doanh thu nhanh chóng.

Ví dụ như: hiện tại chúng tôi sẽ có các bài viết chia sẻ về:

- Kiến Thức SEO

- Kiến thức về Marketing online

- Kiến thức về tối ưu website,…

Đây là những kiến thức có liên quan đến những dịch vụ mà chúng tôi đang triển khai như? SEO web, thiết kế website, Tư vấn chiến lược Marketing online, Quảng cáo Facebook, Quảng cáo Google,…

Đặt liên kết nội bộ trên các trang có lượt truy cập cao

Các trang có lượt truy cập cao cho thấy được Google đánh giá cao, đồng thời trên trang đã có cấu trúc và nội dung được tối ưu chuẩn SEO và đạt được các tiêu chí của Google.

Lượt truy cập cao từ người dùng sẽ làm tăng tỷ lệ khách hàng mục tiêu mà chúng ta đang tập trung vào, đây là lúc chúng ta đặt liên kết nội bộ cho các trang này để giúp giúp điều hướng người dùng truy cập sang những trang bán hàng hay những trang mà tập trung cho việc tối ưu chuyển đổi, đồng thời  hỗ trợ tối ưu SEO cho những trang mới xuất bản, và đặc biệt giảm tỷ lệ thoát trang cho các trang mới hay các trang mới được tối ưu nội dung.

Đặt liên kết nội bộ bên trong Anchor Text một cách tự nhiên

Anchor text là đoạn hay dòng chữ có chứa đường link bên trong nó. Khi người dùng bấm vào sẽ được dẫn đến các trang khác.

 

Xây dựng liên kết nội bộ bằng cách sử dụng anchor text trong bài viết về du lịch

Ở hình trên chúng ta có thể thấy, khi người đọc bấm vào các anchor text như “trượt máng”, “đu dây trên cao”, “đu dây vượt thác” sẽ được dẫn tới các bài viết liên quan đến cách loại dịch vụ du lịch khác nhau mà bài viết đang đề cập đến.

Để đặt liên kết nội bộ trong anchor text chúng ta cần đảm bảo yếu tố tự nhiên về câu chữ cũng như ngôn từ, không nên đặt cứng nhắc.

Bằng cách đặt liên kết nội bộ trong anchor text một cách tự nhiên sẽ được Google đánh giá cao chất lượng bài viết cũng như liên kết nội bộ ở bên trong.

Một điều cần lưu ý là những Anchor Text mà chúng ta sử dụng không không nhất thiết lúc nào cũng là từ khóa cần SEO. Tuy nhiên, nó phải đảm bảo được sự liên quan về mặt  nội dung để nhận được sự đánh giá cao của Google và tạo nên cấu trúc nội dung logic trên toàn trang.

Xây dựng menu trên đầu website

Đây là một cách xây dựng liên kết nội bộ rất hiệu quả. Tuy nhiên để tối ưu hiệu quả từ việc xây dựng liên kết nội bộ bằng cách sử dụng menu trên đầu website thì chúng ta cần phải tối ưu cấu trúc cũng như nội dung của menu để kích thích người dùng bấm vào menu.

Hệ thống menu về bản chất thì thực chất chúng chính là các liên kết nội bộ, vì mỗi mục của Menu đều dẫn về các mục chính trong website hoặc dẫn tới các trang có nội dung quan trọng, nổi bật trong website.

Sử dụng menu ở đầu website sẽ làm nổi bật các chủ đề chính của website, giúp Google dễ dàng hiểu được và đánh giá cao nội dung chính trên website.

 

Menu trên đầu website của Vnexpress

Xây dựng liên kết nội bộ ở dưới chân của website

So với menu trên đầu website thì việc sử dụng liên kết nội bộ ở dưới chân website thường không quan trọng bằng và tỷ lệ người dùng truy cập vào khá ít vì ở menu đầu trang có vị trí đẹp hơn, người dùng truy cập vào ngay lập tức nhìn thấy.

Tuy nhiên không vì như vậy mà chúng ta không sử dụng liên kết nội bộ ở dưới chân website, hãy tận dụng mọi lúc, mọi nơi để có thể đem đến sự tiện lợi cho khách hàng. Ở dưới chân website chúng ta không nên đặt quá nhiều liên kết nội bộ, hãy sử dụng liên kết nội bộ đến các trang quan trọng và nổi bật trên website.

Khi người dùng đọc xong hết 1 bài viết, thay vì mất công kéo chuột lên phía trên thì tiện thể đang ở chân trang nên vẫn có một tỷ lệ nhất định sẽ bấm vào các liên kết nội bộ bên dưới này để đọc thêm các thông tin phù hợp.

1 số nội dung quan trọng mà chúng ta nên đặt liên kết nội bộ dưới chân website như:

- Giới thiệu doanh nghiệp

- Các chương trình đang diễn ra

- Các dịch vụ chính của doanh nghiệp

- Điều khoản, chính sách bảo hành,…

 

Liên kết nội bộ dưới chân trang của Vnexpress

Đặt liên kết nội bộ trên banner, hình ảnh hoặc call to action

Đây là kỹ thuật xây dựng liên kết nội bộ mà rất ít người để ý. Hầu hết chúng ta chỉ để ý xây dựng liên kết nội bộ cho các bài viết liên quan hoặc anchor text mà quên mất rằng, bằng cách sửu dụng banner, call to action hoặc hình ảnh nổi bật cũng là một kỹ thuật rất tốt để xây dựng liên kết.

Khi người dùng truy cập vào trang, các banner, hình ảnh, call to action nổi bật sẽ rất dễ dàng thu hút họ bấm vào.

Ở trên banner, hình ảnh hoặc call to action chúng ta đặt liên kết nội bộ để dẫn người dùng đến các trang quan trọng, hoặc các trang có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Đây là cách làm rất hiệu quả mà chúng ta cần phải áp dụng triệt đệ trong quá trình SEO web.

Xem hình dưới chúng ta có thể thấy là với mỗi banner sẽ tương ứng với một loại dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp, ngay khi bấm vào banner thì người đọc sẽ được chuyển đến các trang liên quan đến nội dung được đề cập ở trên banner.

 

Xây dựng liên kết nội bộ bên dưới các banner

Ở bên dưới là cách xây dựng liên kết nội bộ bên trong một nút bấm (còn được gọi là Call To Action). Ngay khi người dùng bấm vào nút bấm “ĐĂNG KÝ HỌC” sẽ được chuyển tới một trang bán hàng để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên trang, bên trong này sẽ có video giới thiệu về sản phẩm, giá trị người dùng nhận được là gì và nơi để thu thông tin người dùng khi đăng ký.

 

Xây dựng liên kết nội bộ bên dưới nút bấm call to action

Như vậy là qua bài viết này, tôi đã giúp bạn hiểu rõ được liên kết nội bộ (internal link) là gì? Vai trò của liên kết nội bộ cũng như quy trình để xây dựng được liên kết nội bộ chuẩn SEO một cách khoa hoc.

Ngoài ra, bạn cũng đã nắm được các kỹ thuật xây dựng liên kết nội bộ (internal link) chuẩn SEO cho người mới bắt đầu để bạn có thể tham khảo và từng bước thực hiện. Hãy kiên trì và linh động trong việc xây dựng liên kết nội bộ để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình làm SEO website.

-------------

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về cách tạo Backlink nội bộ. Và nếu bạn là chủ doanh nghiệp, công ty, tổ chức, đang gặp phải khó khăn trong vấn đề về SEO không biết phải SEO như thế nào? Hãy liên hệ với Noka Marketing theo địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

 

NOKA MARKETING

Website: Nokamarketing.com

Email: Khanhvo@nokamarketing.com

Sdt/zalo: 0901 634 434 - Khánh

Fanpage: Dịch vụ Quảng Cáo Marketing

Mục lục bài viết
Danh Mục Dịch vụ
Danh Mục Tài Liệu
Danh Mục Kiến thức
Danh Mục Tin Tức
Zalo
Hotline
Close menu
Go Top