Kiến thức cơ bản về Influencer, KOL, KOC và những điều cần lưu ý
Noka Marketing

Kiến thức cơ bản về Influencer, KOL, KOC và những điều cần lưu ý

Kiến thức cơ bản về Influencer, KOL, KOC và những điều cần lưu ý

Với sự bùng nổ từ các nền tảng social media cho đến các sàn thương mại điện tử, KOL và KOC đã thổi vào chiến dịch marketing một làn sóng mới mẻ và độc đáo. Vậy KOL KOC là gì? Bạn đã biết chưa? Nếu chưa, hãy cùng theo chân Noka khám phá nhé!

1. Influencer và Influencer Marketing

1.1. Influencer: Dịch là người ảnh hưởng. Cái tên nói lên tất cả rồi. Không cần định nghĩa thêm nữa.

1.2 Influencer Marketing: Là một hình thức truyền thông sử dụng (những) người có tầm ảnh hưởng (bất kể ở môi trường nào, phạm vi tác động đến đâu, dùng kênh nào…) để truyền đi thông điệp của một chủ thể truyền thông (cá nhân hoặc tổ chức). Bằng sức ảnh hưởng của mình, influencer sẽ giúp thông điệp có khả năng tác động hiệu quả đối với những nhóm công chúng mục tiêu xác định, qua đó giúp chủ thể truyền thông đạt được mục đích. (Định nghĩa nhanh của Bích Hịp, chưa search ở đâu cả)

2/ Phân loại Influencer

Theo định nghĩa bên trên, Influencer là bao gồm tất cả những người có ảnh hưởng, được phân loại theo các tiêu chí sau:

2.1. Theo loại giá trị/ sức mạnh tạo ra ảnh hưởng (hay theo ngành nghề):

- Chuyên gia (tri thức, khoa học)

- Chính khách (quyền lực/ khả năng tập hợp quần chúng)

- Phóng viên, nhà báo & blogger, vlogger (thông tin)

- Nhà hoạt động xã hội (tiếng nói dân sự)

- Doanh nhân (kinh tế, tài chính)

- Nghệ sĩ (cảm xúc)

- Nhà tu hành/ truyền giáo (tôn giáo, linh) - …

2.2. Theo mức độ nổi tiếng (đo bằng lượng fan, follower, cụ thể hơn là đo bằng mức độ nhận biết):

Số lượng người theo dõi

Dựa theo số lượng người theo dõi, mỗi giai đoạn, mỗi thị trường sẽ có những cách phân loại Influencer khác nhau, do sự khác biệt về dân số và tỷ lệ người dùng mạng xã hội.

Tại Việt Nam, theo hệ thống phân loại của công ty Hiip Asia, sẽ có 6 cấp độ Influencer từ nhỏ đến lớn như sau:

  • Nano Influencer: 1000 – 5000 người theo dõi.
  • Micro Influencer: 5000 – 25.000 người theo dõi.
  • Small Influencer: 25.000 – 100.000 người theo dõi.
  • Medium Influencer: 100.000 – 500.000 người theo dõi.
  • Macro Influencer: 500.000 – 1.000.000 người theo dõi.
  • Mega Influencer: > 1.000.000 người theo dõi.

Tuy nhiên, số lượng người theo dõi lớn không đồng nghĩa với việc khả năng tạo ảnh hưởng lớn. Số lượng người theo dõi đôi khi chỉ đại diện cho khả năng thu hút sự quan tâm đối với cộng đồng (như những hình ảnh dễ thương, video hài hước,…). Còn khả năng tạo ảnh hưởng hay khả năng dẫn dắt phải được đánh giá qua mức độ ủng hộ, tương tác của những người theo dõi khi Influencer tạo ra những nội dung mới hoặc xu hướng mới.

Những người có khả năng tạo ảnh hưởng cao thường là những người có chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể và được cộng đồng trong lĩnh vực đó tin tưởng. Chẳng hạn, những người dùng phổ thông sẽ tin tưởng những đánh giá về một chiếc điện thoại mới trên thị trường từ các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ hơn là các nghệ sĩ nổi tiếng, dù họ có đến hàng triệu người theo dõi.

Do đó, khi đánh giá Influencer dựa trên số lượng người theo dõi, bạn cần so sánh với những người trong cùng nhóm ngành và xem xét sự phù hợp về nhân khẩu học của nhóm người theo dõi và đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

2.3. Theo địa lý:

- Global Influencer: Global Influencer là những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng rộng lớn và xu hướng tìm kiếm toàn cầu. Người dùng mạng xã hội từ khắp nơi trên thế giới luôn có xu hướng theo dõi những global influencer nổi tiếng để tìm nguồn cảm hứng, ý kiến và thậm chí là lời khuyên của chuyên gia.

- Local Influencer: Local Influencer là (người có ảnh hưởng địa phương) là những người có ảnh hưởng nhỏ nhất và thường có ít hơn 100.000 người theo dõi trên các mạng xã hội. Họ không có một nhóm mục tiêu quá lớn và chưa tìm được thị trường ngách cụ thể cho riêng mình.

3/ Thế Celebs, KOL là gì? Nằm ở đâu?

Chắc nhiều người lầm tưởng Celebs và KOL giống nhau, nhưng thật chất họ không hoàn toàn giống và có những khái niệm riêng biệt. Cùng tìm hiểu họ khác nhau như thế nào nhé!

3.1. Celebrity (Celebs): Dịch là người nổi tiếng

Tôi cho rằng Celebs là Mega Influencer vì họ luôn có lượng fan khủng. Celebs thì ko chỉ là nghệ sĩ mà có thể là bất kỳ nghề nghiệp gì, miễn họ có lượng fan và follow đủ lớn, được nhận biết dễ dàng ở bất cứ đâu - tương tự như TOM trong brand awareness ý (độ lớn fan bao nhiêu thì chưa có chuẩn quy định chính thức, lại phải bàn tiếp).

3.2. KOL (Key Opinion Leader): Dịch là người dẫn dắt quan điểm/ dư luận

KOL là người có chuyên môn, uy tín cao trong một lĩnh vực nào đó. Họ có thể có lượng fan hùng hậu, đông đảo hoặc không. Nhưng khi họ đưa ra tiếng nói thì đó là tiếng nói tin cậy, có khả năng định hướng, dẫn dắt quan điểm của công chúng. VD: Giáo sư X, vì ko dùng MXH, ko xuất hiện trên show TV nên ko nhiều fan, ko có follow nhưng bằng cách nào đó trong giới khoa học hoặc cả trong xã hội người dân biết được tài năng, cái tâm của GS X thì khi ông nói gì, viết gì họ cũng sẽ tin theo. Vậy KOL đương nhiên là 1 Influencer. Là Mega, Macro hay Micro thì tuỳ thuộc vào lượng fan, follower.

3.3. KOL & Celebs:

KOL cũng có thể là Celebs nếu họ đạt một lượng fan, follower đủ lớn và được biết đến một cách phổ biến như đã nói ở trên. Ngược lại thì không. Celebs cũng có thể là KOL nếu họ có đủ sự uy tín trong nghề nghiệp/ công việc mình làm hoặc vấn đề họ quan tâm theo đuổi. Nhưng Celebs sẽ không phải là KOL nếu đời tư nhiều bê bối, thiếu uy tín trong ngành cũng như xã hội.

3.4. KOL & Chuyên gia:

Chuyên gia chính là KOL:  Họ là những người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, và thông qua những kiến thức, hoặc chia sẻ nhận được sự yêu thích và tín nhiệm của nhiều người. Hiện nay, KOL phủ sóng khắp mọi lĩnh vực như ca sĩ, MC, đầu bếp, bác sĩ, giáo viên

3.5 Vẫn còn mấy ông bà nổi tiếng, tổ ngàn like trên MXH nữa. Họ là ai? Phân vào đâu?

Mấy ông bà này sẽ có 2 dạng:

- Là Celebs, KOL sinh hoạt trên môi trường mạng

- Là những người không phải Celebs, KOL nhưng có khả năng viết, làm video, show ảnh cực tốt, khác biệt, nhả content đều đặn nên có lượng like, follow khủng. Thì đến một lúc có thể gọi họ là Online Celebs. Và khi tiếng nói của họ trở nên uy tín, dẫn dắt, điều hướng được một lượng công chúng tin theo, làm theo, thì họ cũng trở thành KOL.

4. Những lưu ý khi lựa chọn influencer

Hiện nay thị trường influencer nổi lên như “cồn" vậy làm thế nào để nhãn hàng lựa chọn được những influencer chất lượng?

4.1. Chuyên môn

Điều tiên quyết của một Influencer có chất lượng là họ phải là người có chuyên môn trong lĩnh vực đang hoạt động. Chuyên môn sẽ là tiền đề để tạo ra những nội dung có chiều sâu và từ đó mới có thể tạo được sức ảnh hưởng, tạo được sự tin tưởng đối với cộng đồng.

4.2. Mức độ tương tác

Mức độ tương tác thể hiện sự quan tâm của người theo dõi đối với Influencer, được thể hiện qua 3 chỉ số: số lượng tương tác, chất lượng tương tác và cảm xúc tương tác. Những tương tác chất lượng cần phải có nội dung liên quan trực tiếp đến những gì mà Influencer chia sẻ, thể hiện cảm xúc, sự đồng thuận hoặc phản đối.

Khi so sánh mức độ tương tác giữa hai Influencer, cần so sánh theo tỉ lệ đối được chiếu với tổng số lượng người theo dõi. Ví dụ, một Influencer có 20 tương tác trong tổng số 2000 người theo dõi thì tỷ lệ tương tác là 1%. Còn một Influencer khác có 100 tương tác trong tổng số 1.000.000 người theo dõi thì tỷ lệ tương tác chưa đến 0.1%.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tương tác như thời gian, chủ đề, bài chia sẻ tự nhiên và bài chia sẻ trả phí,…

4.3. Khả năng tạo nội dung

Influencer phải có khả năng tạo những nội dung mới, những xu hướng mới có ý nghĩa và hấp dẫn người theo dõi. Đây là một yếu tố quan trọng của Influencer để thu hút và dẫn dắt được cộng đồng.

5. Một số gợi ý khi sử dụng KOC/ KOC Review

Khi sử dụng KOC/KOL vào truyền thông thương hiệu thì nhớ lưu ý, phần content khuyết điểm sẽ là phần bổ trợ cho tính chân thật của bài viết, tạo cảm giác KOC đóng vai trò là một người khách thật, có những điểm thích và không thích.

Bài review đó nên có 80% khen và 20% chê. Trong đó phần khen nên tập trung vào mục đích chính hoặc USP (Unique Selling Point: lợi điểm bán hàng độc nhất) của sản phẩm/ dịch vụ. Trong khi đó phần chê nên mang tính cá nhân, những điểm phụ không quá cần thiết so với sản phẩm hoặc thứ doanh nghiệp có thể dễ khắc phục.

Ví dụ, đối với ngành hàng F&B, khi review đồ ăn, có 4 thứ KOC có thể chê:

  • Không gian quán: Quán hơi chật; bàn ghế hơi thấp; nếu đi ăn buổi trưa sẽ hơi nóng vì không có quạt; nhà vệ sinh hơi xa;....
  • Giá cả: Giá hơi chát, giá hơi cao, sẽ không thân thiện với các bạn sinh viên lắm, gợi ý nên đi ăn đầu tháng;....
  • Quy trình phục vụ của nhân viên (không phải thái độ): Nhân viên lên đồ hơi chậm; các bạn ấy cho hơi ít nước chấm;.....
  • Món ăn phụ/kèm: rau thơm không được tươi lắm; salad không có gì đặc biệt;.....

 

NOKA MARKETING

Website: Nokamarketing.com

Email: Khanhvo@nokamarketing.com

Sdt/zalo: 0901 634 434 - Khánh

 

 

Zalo
Hotline
Close menu
Go Top