Cách xây dựng cấu trúc website tối ưu cho SEO
Noka Marketing

Cách xây dựng cấu trúc website tối ưu cho SEO

Cách xây dựng cấu trúc website tối ưu cho SEO

Để bắt đầu triển khai các chiến dịch SEO, việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là xây dựng cấu trúc website. Thông thường, việc xây dựng cấu trúc website sẽ phải thực hiện trước khi chúng ta bắt tay vào thiết kế website, vì dựa vào cấu trúc website chúng ta mới có thể lên thiết kế cho website một cách tối ưu nhất.

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta quá nôn nóng cho việc SEO cũng như vội vàng trong việc bắt tay vào thiết kế website ngay sau khi đã có được tên miền cũng như hosting mà vẫn chưa nắm rõ được cách xây dựng cấu trúc website tối ưu cho SEO.

Vậy tại sao chúng ta cần phải xây dựng cấu trúc website tối ưu cho SEO? Và vai trò của nó là gì? Cách xây dựng cấu trúc website tối ưu cho SEO như thế nào? thì chúng ta sẽ lần lượt đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở trên nhé.

1. Cấu trúc website là gì?

Cấu trúc website là cách mà các trang bên trong của một website được sắp xếp và liên kết với nhau thông qua việc điều hướng và dẫn dắt các liên kết một cách có trật tự và logic.

 

Cấu trúc website có vai trò quan trọng đối với SEO

Để cho dễ hiểu, chúng ta có thể hình dung website của chúng ta là 1 cái tủ đựng hồ sơ, các danh mục bên trong website chính là các ngăn tủ, các thư mục con là các tập hồ sơ đặt trong các ngăn tủ và các trang của website chính là các trang chi tiết bên trong các tập hồ sơ đó.

2. Vai trò của tối ưu cấu trúc website đối với SEO

Tối ưu cấu trúc website đối với SEO là vô cùng quan trọng, đây chính là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các website. Website của chúng ta có thể lên top Google được hay không phụ thuộc khá nhiều vào việc tối ưu cấu trúc website có hiệu quả hay không.

Sau đây là một vài vai trò của tối ưu cấu trúc website đối với SEO

Nâng cao trải nghiệm người dùng khi online

Trải nghiệm người dùng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xếp hạng từ khóa trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Do đó một website được tối ưu cấu trúc tốt sẽ giúp cho người dùng dễ dàng tìm kiếm nội dung, dễ dàng đọc hiểu nội dung chính trên website, điều này cũng sẽ giúp giữ chân người dùng ở lại website lâu hơn.

 

Tối ưu cấu trúc website giúp nâng cao trải nghiệm người dùng

Website đem đến trải nghiệm người dùng tốt cùng với thời gian on-site của khách hàng tốt sẽ được Google đánh giá rất cao, do đó có thể giúp cải thiện được thứ hạng từ khóa trên Google.

Ngoài ra, hiện nay các website ngày càng nhiều cùng với sự gia tăng không ngừng về mặt nội dung, do đó yêu cầu về việc tối ưu cấu trúc website ngày càng cao hơn để hỗ trợ tốt hơn cho người dùng trong quá trình tìm kiếm thông tin.

Giúp Google và các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập và đọc hiểu nội dung

Song song với việc đem lại sự tiện lợi tối đa cho người dùng, việc tối ưu cấu trúc website còn giúp cho Google và các công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc hiểu nội dung trên website có phù hợp với truy vấn của người dùng hay không.

Ngoài ra, việc tối ưu cấu trúc website sẽ giúp cho quá trình truy vấn và thu thập dữ liệu của Google diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn, giúp cải thiện thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Một điều nữa là việc tối ưu cấu trúc trang chuẩn SEO, sẽ giúp cho thời gian tải trang được nhanh hơn, từ đây Google sẽ đánh giá chất lượng website tốt hơn. Đồng thời, cấu trúc website được tối ưu đúng cách còn giúp tăng được tỷ lệ chuyển đổi trên trang khi người dùng truy cập vào website.

Giúp điều hướng người dùng dễ dàng hơn

Như đã đề cập ở trên, việc tối ưu cấu trúc website sẽ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Song song đó, website được tối ưu cấu trúc chuẩn SEO còn dễ dàng điều hướng người dùng theo mục đích của chúng ta khi xây dựng nội dung.

Ngoài ra, website được tối ưu cấu trúc còn đem lại sự tiện lợi cho khách hàng trong quá trình thao tác, giúp khách hàng dễ dàng định hình nội dung, không bị rối khi xem các nội dung trong website.

Cung cấp các sitelink cho website

Sitelink – Liên kết trang web là một thuật ngữ dùng để chỉ những liên kết được hiển thị bên dưới một số kết quả tìm kiếm của Google. Những liên kết này thường được sử dụng với chức năng làm gia tăng khả năng điều hướng người dùng trên website và phần nào giúp quảng cáo và nâng cao độ uy tín của website (Domain authority) và những nội dung có trên website đến với người dùng.

 

Một ví dụ về sitelink cho website của tập đoàn Vingroup

Như vậy sitelink sẽ giúp hướng người dùng đến các thông tin liên quan nhất, tăng uy tín thương hiệu, sự tin tưởng của người dùng, tăng tỷ lệ nhấp chuột và giúp chúng ta có thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm.

Sitelink sẽ được các công cụ tìm kiếm sử dụng thuật toán và tạo tự động đối với các website được tối ưu cấu trúc tốt theo chuẩn SEO. Do đó nếu website có cấu trúc không chuẩn SEO, rất có thể website sẽ không nhận được các sitelink. Đây cũng chính là một trong những vai trò quan trọng của việc tối ưu cấu trúc website.

Giúp quản trị nội dung tốt hơn trong quá trình triển khai SEO

Đúng vậy, điều này rất quan trọng. Thông qua việc tối ưu cấu trúc website, chúng ta dễ dàng sắp xếp, phân loại nội dung trên website vào các thư mục khác nhau cho hợp lý nhất với người dùng.

Đồng thời, khi số lượng bài viết trên website rất lớn chúng ta cũng sẽ tránh được tình trạng trùng lặp nội dung, làm mất thời gian và tốn tài nguyên của máy chủ.

Ngoài ra, việc này cũng giúp chúng ta dễ dàng xác định đâu là chuyên mục quan trọng trên website mà chúng ta cần phải tập trung nguồn lực vào để triển khai, đồng thời chúng ta cũng xác định được ở giai đoạn nào thì chúng ta cần tập trung vào chuyên mục nào để đạt được hiệu quả cao nhất khi triển khai SEO.

Xem thêm: Các Tính năng của một Website ở đây

3. Cấu trúc của một website chuẩn SEO sẽ có những gì và bao gồm những loại nào?

Chúng ta đã biết được cấu trúc website là gì, cũng như vai trò và tầm quan trọng của việc tối ưu cấu trúc website trong quá trình triển khai các chiến dịch SEO. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem Cấu trúc của một website sẽ có những gì?

 

Một ví dụ về cấu trúc website của đại học quốc tế Vinuni

Cấu trúc của một website sẽ tùy thuộc vào mục đích, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh,…. mà sẽ có cấu trúc chi tiết khác nhau. Tuy nhiên về mặt tổng thể thì một website sẽ có cấu trúc chính bao gồm các phần như sau:

- Trang chủ (homepage): Đây thường là trang đầu tiên khi khách hàng truy cập vào website. Ở đây sẽ có tất cả các liên kết đến các trang khác của website và đây là một trong những phần quan trọng nhất của website, nó có thể xem như là bộ mặt của doanh nghiệp chúng ta ở trên online.

Ở trang chủ người dùng có thể biết được chủ đề của website thông qua các phần bày ngắn gọn (mô tả ngắn) về các thông tin như giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu đối tác, các dịch vụ và sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, sự kiện, hội thảo và các thế mạnh điển hình đặc trưng.

Đồng thời ở đây cũng sẽ hiển thị và cập nhật các thông tin mới nhất của doanh nghiệp.

- Trang liên hệ: Đây là phần không thể thiếu của một website, có thể xem đây là địa chỉ và các cách thức mà người dùng có thể liên hệ với doanh nghiệp chúng ta ở trên online.

Trang liên hệ sẽ bao gồm các hình thức liên hệ thông qua địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ trực tiếp tại văn phòng, trụ sở,… hay qua các hệ thống trả lời trực tuyến,.… Ở đây sẽ có một form liên hệ để người dùng  có thể gửi yêu cầu ngay khi đang online trên website.

- Trang giới thiệu thông tin: Con người chúng ta ai cũng có một bản mô tả về bản thân chúng ta bao gồm các thông tin như ngày sinh, quê quán,… thì ở đây cũng tương tự như vậy. Bất kỳ một website nào cũng cần có một trang giới thiệu các thông tin về doanh nghiệp.

Ở trang này sẽ có các thông tin như lịch sử thành lập doanh nghiệp, sứ mệnh, tầm nhìn, nguồn lực, phòng ban,…. ngoài ra có thể còn được đề cập đến các lợi thế cạnh tranh, các giá trị cốt lõi có thể đem đến và giải quyết được những vấn đề gì cho khách hàng.

- Trang giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ: Đây là trang rất quan trọng đối với các doanh nghiệp tập trung cho bán hàng online. Ở đây sẽ là nơi để doanh nghiệp mô tả chi tiết về các danh mục sản phẩm/ dịch vụ đi kèm với hình ảnh mô tả và thông tin về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp đến người dùng.

- Trang hướng dẫn hoặc chính sách: Ở trang này thông thường sẽ đưa ra các thông tin, hướng dẫn và các quy định cho người dùng về cách mua hàng, bảo hành, đổi trả,…. trong trường hợp họ muốn mua hay đặt hàng và các dịch vụ chăm sóc khách hàng. 

Ngoài ra, trang này còn cung cấp các chính sách của doanh nghiệp, các chương trình bán hàng,…. giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức để hỗ trợ khách hàng, cũng như làm tăng độ tin cậy cho doanh nghiệp.

- Blog chia sẻ thông tin, kiến thức: Trang này thì không bắt buộc website nào cũng có. Tuy nhiên, với các đơn vị làm việc bài bản và chuyên nghiệp thì họ sẽ đưa trang này vào trong website. Hầu hết các doanh nghiệp mới, hoặc đang còn nhỏ, chưa có nguồn lực thì sẽ không đưa trang này vào trong cấu trúc website.

Đặc thù của trang này, tuy nó là không cần thiết nhưng để có thể triển khai cần phải có nguồn lực về con người hoặc tài chính. Đây là nơi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng để có thể dẫn dắt người dùng, tạo thiện cảm cho người dùng cũng như cung cấp cho người dùng góc nhìn đa chiều về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp, đồng thời làm gia tăng mức độ tin tưởng của người dùng đối với doanh nghiệp.

Các loại cấu trúc website

Website có rất nhiều loại cấu trúc khác nhau, tùy vào mục đích khác nhau mà chúng ta sẽ sử dụng loại cấu trúc cho phù hợp.

- Cấu trúc phân cấp: Đây là kiểu cấu trúc website được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cấu trúc này được sử dụng phổ biến vì nó đem lại sự tiện lợi tối đa cho người dùng cũng như giúp cho Google và các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập và đọc hiểu dữ liệu trên website.

Website cấu trúc phân cấp thông thường sẽ bao gồm 1 trang chủ, và trên đó sẽ có rất nhiều các trang con khác được liên kết về trang chủ tạo nên một thể thống nhất. Nó giống như một gốc cây, thân cây chính là trang chủ và các nhánh tỏa đi khắp nơi chính là các trang con được liên kết với thân cây.

- Cấu trúc tuần tự: Đây là loại cấu trúc ít được sử dụng rộng rãi, nó thường được ứng dụng vào các mục đích đặc biệt vì nó chỉ cho phép người dùng duyệt website theo cách tuần tự tức là người dùng chỉ có thể duyệt web theo hướng tiến hoặc lùi.

- Cấu trúc ma trận: Đây là loại cấu trúc cũ, có mặt từ những năm đầu tiên có sự xuất hiện của internet và hiện nay gần như rất ít được sử dụng. Loại cấu trúc này cung cấp các liên kết có liên quan theo các nhóm chủ đề khác nhau, cho phép người dùng chọn nơi họ muốn đến tiếp theo.

- Cấu trúc cơ sở dữ liệu: Đây cũng là loại cấu trúc đặc biệt, thường được sử dụng cho các lĩnh vực hay các cơ quan đặc thù. Loại cấu trúc này thường được tích hợp cơ sở dữ liệu với tìm kiếm để hỗ trợ người dùng tối đa cho việc tìm kiếm thông tin. Đây là loại cấu trúc website sử dụng nhiều cho các cơ quan chính phủ, cho các đơn vị chuyên về quản lý dữ liệu.

Website cấu trúc loại nào thì tối ưu nhất cho SEO?

Để tối ưu nhất cho SEO chúng ta chỉ cần sử dụng và tối ưu cho loại website sử dụng cấu trúc phân cấp (cũng có thể gọi là cấu trúc phẳng).

Website cấu trúc phẳng có thể giúp cho người dùng và các công cụ tìm kiếm có thể truy cập vào bất kỳ trang nào trên website mà chỉ cần tối đa 4 lần click chuột hoặc cũng có thể thao tác ít hơn tính từ trang chủ.

 

Website cấu trúc phẳng tốt nhất cho SEO

Một vài trường hợp đặc biệt, website sẽ có cấu trúc sâu hơn một chút (tức là sẽ cần phải click chuột nhiều hơn 4 lần tính từ trang chủ để đến được trang cấn đến).

Với website cấu trúc phẳng, giúp các trang quan trọng trên website nhận được nhiều Backlinks (liên kết trả về) hơn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng mà Google và các công cụ tìm kiếm đánh giá chất lượng website. Do đó điều này sẽ giúp Google và các công cụ tìm kiếm đánh giá cao website của chúng ta.

Website cấu trúc phẳng còn giúp bọ tìm kiếm (Google Bot) có thể dễ dàng thu thập và đánh giá dữ liệu trên website của chúng ta nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính xác hơn.

Xem ví dụ dưới của website điện máy xanh. Chỉ với 4 click chuột từ trang chủ chúng ta đã có thể truy cập vào trang chi tiết của sản phẩm.

 

Website điện máy xanh với cấu trúc phân cấp 4 tầng

Một số người sẽ cho rằng, do website có nội dung ít, đơn giản nên dễ dàng sử dụng loại website có cấu trúc phẳng. Đây là suy nghĩ sai lầm!

Ngay từ ban đầu, nếu chúng ta không sử dụng website cấu trúc phẳng ngay từ ban đầu đồng thời không tiến hành tối ưu cấu trúc trang thì đến khi số lượng trang con trên website lớn lên tới hàng trăm, hàng ngàn trang cùng với hàng ngàn bài viết thì lúc đó website của chúng ta trở nên rối rắm, lộn xộn,…

Lúc này chúng ta sẽ khó quản trị nội dung, người đọc khó tìm kiếm thông tin, Google lại mất nhiều thời gian thu thập dữ liệu. Nếu như vậy chẳng phải là chúng ta đang tự làm khó mình hay sao.

Do đó ngay từ ban đầu, cần tiến hành tối ưu cấu trúc trang và sử dụng cấu trúc phẳng để thiết kế website nhằm giúp website tinh gọn nội dung, nội dung được sắp xếp gọn gàng, lúc đó người dùng sẽ dễ dàng truy cập vào trang thông tin mà họ cần trên website của chúng ta. Điều này cũng sẽ giúp người dùng tương tác với trang nhiều hơn, giữ người dùng ở trang Web của chúng ta lâu hơn. Do đó sẽ được Google đánh giá rất cao trên thứ hạng của trang kết quả tìm kiếm.

4. Cách xây dựng cấu trúc website tối ưu cho SEO

Như vậy là cho đến lúc này, chúng ta đã hiểu được một website thông thường sẽ có cấu trúc cơ bản như thế nào, và ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem cách xây dựng cấu trúc website tối ưu cho SEO sẽ cần phải làm như thế nào!

Để xây dựng cấu trúc website tốt và chuẩn SEO, chúng ta sẽ lần lượt thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa và chủ đề liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng, đặt những viên gạch đầu tiên làm nền móng cho việc triển khai các chiến dịch SEO.

Tại sao việc nghiên cứu từ khóa và chủ đề lại quan trọng? Vì mục tiêu cuối cùng mà chúng ta hướng tới chính là đưa thứ hạng website của mình lên các vị trí cao ở trang kết quả của các công cụ tìm kiếm, nhằm tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng mà chúng ta hướng đến ở trên internet. Do đó nghiên cứu từ khóa và chủ đề chính là yếu tố then chốt có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu.

Chúng ta cần chọn các từ khóa chính liên quan đến các chủ đề mà khách hàng quan tâm, có thể là vấn để của khách hàng, có thể là mong muốn của khách hàng hay giải pháp mà khách hàng đang tìm kiếm để giúp khách hàng xử lý các vấn đề mà chúng ta đang cung cấp ra thị trường.

Ngoài ra, chúng ta nên lựa chọn các từ khóa dài và từ khóa liên quan cùng với độ cạnh tranh thấp để dễ dàng triển khai các chiến dịch SEO và nhanh có hiệu quả hơn. 

Xem Thêm: Nghiên cứu từ khóa chuẩn seo ở đây

Bước 2: Lập kế hoạch triển khai

Sau khi xác định được chủ đề và các loại từ khóa liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ chúng ta đang triển khai, bước tiếp theo là chúng ta cần bắt tay vào lập kế hoạch để triển khai, trong quá trình triển khai chúng ta sẽ bám sát vào kế hoạch này. 

Trong kế hoạch có thể bao gồm các thông tin như:

- Từ khóa sẽ triển khai

- Danh mục, menu trên website

- Chuẩn bị những tư liệu gì: content, hình ảnh, video, logo,…

- Thời gian, các giai đoạn triển khai và mục tiêu đạt được,…

- Nhân lực, tài chính, nguồn lực cần phải có gồm những gì?,….

Bước 3: Phác thảo,  xây dựng sơ bộ cấu trúc

Để phác thảo sơ bộ cấu trúc website, chúng ta có thể sử dụng một tờ giấy và bút, và xây dựng sơ bộ về cấu trúc website của của chúng ta sẽ trông như thế nào. Chúng ta có thể có thể liệt kê các trang, danh mục và trang sản phẩm/ dịch vụ quan trọng khác nhau. 

Việc xây dựng sơ bộ cấu trúc website có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hệ thống chính và các trục xương cá của website. Điều này giúp chúng ta không bị bỏ sót các nội dung chính cũng như tránh việc bị trùng lặp các danh mục trên website.

Đặc biệt là các website mới bắt đầu được xây dựng thì việc xây dựng sơ bộ cấu trúc website là vô cùng quan trọng, tránh trường hợp bị lạc đề, tránh việc đi lệch khỏi trọng tâm nội dung chính để giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn trong quá trình triển khai.

Bước 4: Phân tầng website

Đối với việc phân tầng cấu trúc website chúng ta nên làm đơn giản, đi từ tổng quát đến chi tiết (đi từ từ khóa chính đến từ khóa dài hoặc từ khóa liên quan).

Ví dụ: website của chúng ta chuyên về quần áo thì chúng ta có thể chia nhỏ ra thành các danh mục (categories) như: quần áo nam, quần áo nữ, quần áo trẻ em.

Trong quần áo trẻ em lại chia nhỏ ra: trẻ 0-6 tháng tuổi, trẻ 6-12 tháng tuổi,…

 

Một ví dụ về cách phân tầng website của một cửa hàng thời trang

Việc tiếp theo cần làm là chúng ta phải đưa các từ khóa chính vào các trang chính chứa nội dung quan trọng hay cũng có thể là các tranh danh mục, lập kế hoạch xây dựng nội dung bổ trợ, tương ứng với các từ khóa dài, từ khóa liên quan vào các trang ở tầng thấp hơn.

Đối với việc tạo danh mục (Category) chúng ta cần có một số lưu ý như sau:

- Số lượng bài viết cho các danh mục cần phải cân đối: Nghĩa là số lượng bài viết của mỗi danh mục không quá chênh lệch, đặc biệt là phải tránh tình trạng bài viết ở danh mục này lại có số lượng bài viết gấp đôi danh mục khác. Điều này cần phải lưu ý vì có thể sẽ khiến Google và các công cụ tìm kiếm không xác định được nội dung chính trên website của chúng ta là gì?.

- Số lượng danh mục: Để tối ưu nhất chúng ta chỉ nên cân nhắc tạo và sử dụng số lượng danh mục từ 5 - 7 danh mục mà thôi, trừ những website đặc biệt kiểu như website thương mại điện tử, báo chí,.…

- Danh mục chính phải là duy nhất và khác biệt. Các danh mục con cần phải có sự liên quan đến danh mục chính.

Các trang quan trọng là các trang có nội dung chính và các chủ đề khái quát nhất. Khi lựa chọn chủ đề và lập kế hoạch xây dựng nội dung cho website, chúng ta cần xem xét chủ đề đó có thể mở rộng được không? Và nên mở rộng như thế nào.

Các trang ở phân tầng dưới là những trang chi tiết hơn, tương ứng với các từ khóa dài hay từ khóa liên quan. Thông thường thì các trang này sẽ trả lời các câu hỏi và đưa ra các giải pháp cụ thể hơn về chủ đề được đề cập ở trang quan trọng hay trong các danh mục tương ứng.

Sau đó, các trang này được liên kết với nhau và liên kết trở lại với trang quan trọng, tạo sự kết nối chặt chẽ và logic về mặt nội dung của các trang trên website.

Như vậy là ở bước này, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về cấu trúc website của mình, xem xét các chủ đề, các danh mục có phù hợp với nhau không, các trang và bài đăng sẽ được phân loại theo từ khóa và được kết nối như thế nào. Để phát triển được content thì chúng ta cần xây dựng được cấu trúc website chuẩn. 

Như vậy về mặt phân tầng cấu trúc website tối ưu nhất cho SEO sẽ được sắp xếp theo cấp độ như sau:

- Trang chủ nằm ở trên cùng

- Các trang danh mục chính nằm ngay bên dưới trang chủ (menu)

- Trang danh mục con (chỉ có ở các trang lớn) có thể được phân cấp nằm bên trong các trang danh mục chính

- Các trang, bài đăng cụ thể nằm bên trong các danh mục con.

Bước 5: Tạo cấu trúc URL điều hướng phân cấp

Sau khi xây dựng được cấu trúc tổng quan cho website rồi, chúng ta đi vào sâu hơn để xây dựng cấu trúc URL điều hướng phân cấp.

Cấu trúc URL của website nên theo 1 cấu trúc nhất định và phải tuân theo thứ bậc trang.

Đây là 1 cấu trúc URL chuẩn được rất nhiều trang Web ứng dụng: 

Category/keyword-keyword. 

Tất nhiên là URL của chúng ta không nhất thiết phải như vậy, tuy nhiên cái quan trọng nhất là cấu trúc URL trên website của chúng ta cần phải có được sự thống nhất về mặt cấu trúc.

Ví dụ như URL bên dưới của Điện máy xanh đang sử dụng chung một cấu trúc:

https://www.dienmayxanh.com/may-lanh-daikin

https://www.dienmayxanh.com/dien-thoai-xiaomi

https://www.dienmayxanh.com/tu-lanh-samsung

Chúng ta có thể thấy tuy là các danh mục khác nhau nhưng tất cả đều chung một cấu trúc.

Một số lưu ý là cấu trúc URL tuyệt đối không nên sử dụng ký tự đặc biệt hay ID, mà cần phải sử dụng từ khóa và những từ ngữ dễ hiểu để không những giúp người dùng dễ dàng đọc hiểu nội dung, biết được đường link mà họ sẽ truy cập đang nói cái gì, ngoài ra còn giúp cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu khi truy vấn.

Xem lại ở ví dụ trên, khi đọc URL ta dễ dàng hiểu ngay rằng các URL này đang muốn cho chúng ta biết điều gì, vô cùng dễ hiểu!

https://www.dienmayxanh.com/may-lanh-daikin => nói về máy lạnh Daikin

https://www.dienmayxanh.com/dien-thoai-xiaomi => nói về điện thoại Xiaomi

https://www.dienmayxanh.com/tu-lanh-samsung => nói về tủ lạnh Samsung

Bước 6: Xây dựng các menu điều hướng

Menu là thứ không thể thiếu ở bất kỳ website nào. Các menu này được xây dựng nhằm giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm/ dịch vụ một cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

Trong hệ thống menu có thể được phân cấp bằng các danh mục nhỏ bên trong các danh mục lớn sẽ cho người dùng biết các chủ đề trên website của một cách trực quan nhất.

Điều này sẽ khiến người dùng tìm hiểu thêm về các chủ đề khác cũng như ở lại lâu trên website, Từ đó làm tăng độ uy tín website của bạn.

Thông qua các menu này, chúng ta có thể điều hướng người dùng đến các trang quan trọng nhất trên website một cách đơn giản và vô cùng tự nhiên.

Tuy nhiên, trên website sẽ có rất nhiều vị trí để chúng ta đặt các menu điều hướng này. Do đó tùy thuộc vào cấu trúc website cũng như hành vi khách hàng ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà chúng ta cân nhắc đặt các menu điều hướng ở các vị trí thích hợp nhất.

Hãy cùng xem và tham khảo Menu điều hướng của 2 trang web sau:

 

Menu điều hướng của website thế giới di động

 

Menu điều hướng trên website của Tiki

 Xem qua ví dụ trên, chúng ta thấy rất rõ ràng về hai cách xây dựng menu điều hướng là khác nhau, mặc dù chúng đều là các website về sàn thương mại điện tử.

Ở đây chúng ta không xét đến việc xây dựng menu như vậy là đúng hay sai của hai menu điều hướng trên, tuy nhiên bằng cảm nhận thực tế chúng ta có thể thấy rằng, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm đang có nhu cầu hơn ở thanh menu của Tiki, trong khi thanh menu của Shopee chỉ dừng lại ở danh mục chung trên cùng theo các từ khóa chính mà không đi sâu xuống các danh mục con chính là các từ khóa liên quan và từ khóa dài.

Việc xây dựng menu điều hướng người dùng rất quan trọng, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, do đó cần lưu ý để lựa chọn cách xây dựng cho phù hợp.

Một số vị trí của menu điều hướng thông dụng đang được sử dụng mà chúng ta có thể tham khảo như sau:

- Kiểu Menu nằm ngang: Đây là kiểu menu điều hướng phổ biến. Kiểu menu này sẽ giúp người dùng dễ dàng nhìn thấy nhất khi vào website. Đồng thời cũng giúp người dùng dễ dàng thao tác, tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ.

Menu ngang thường được sử dụng ở các website phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng.

- Kiểu Menu ngang cố định: Thực chất đây là loại menu nằm ngang ở trên, chỉ khác ở chỗ kiểu thanh menu này sẽ được ghim cố định ở đầu trang, cho dù chúng ta di chuyển con trỏ chuột xuống phía dưới trang thì loại menu này luôn xuất hiện.

So với kiểu menu ở trên thì kiểu menu này còn tiện lợi hơn với người dùng, vì bất kỳ ở vị trí nào trên trang thì người dùng cũng dễ dàng thao tác với các danh mục khác trên menu, dễ dàng chuyển hướng trên website mà không phải kéo lại về đầu trang sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Loại menu này thích hợp với các website chứa nhiều nội dung. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nâng cao nhận diện thương hiệu bằng cách cố định logo ở trên thanh điều hướng này.

- Menu dọc: Đây là kiểu menu điều hướng được yêu thích trong những năm gần đây do nó mang lại trải nghiệm mới lạ cho người dùng, đặc biệt là được ứng dụng nhiều cho các website thương mại điện tử.

Kiểu menu này thường được đặt bên trái nhằm tạo không gian cho phần hiển thị nội dung trên website. Tuy nhiên, nhược điểm của loại menu này là khó cân đối với các chi tiết khác trên trang.

- Menu ở chân trang: Ít được sử dụng, tuy nhiên kiểu menu này thường được sử dụng cho các website có sự phá cách cao, tạo cảm giác mới lạ cho người dùng.

- Kiểu Menu dạng hình ảnh hoặc icon: Menu không nhất thiết phải sử dụng text, nếu muốn tạo điểm nhấn thì chúng ta cũng có thể sử dụng hình ảnh, biểu tượng (icon) để làm menu. Cách làm này thường tạo được sự chú ý đối với người dùng, đặc biệt là các website quảng cáo, giới thiệu các sự kiện thường sử dụng menu dạng này để gia tăng hiệu quả truyền thông. 

Bước 7: Sử dụng cấu trúc phẳng để website có độ nông

Ở đây chúng ta sẽ chọn sử dụng website có cấu trúc phẳng để dễ dàng chuẩn SEO trong quá trình tối ưu cấu trúc trang và có lợi nhất cho quá trình SEO.

Cấu trúc website phẳng có nghĩa là người dùng có thể truy cập vào bất kỳ trang nào trên website chỉ với 4 lần click chuột hoặc ít hơn tính từ trang chủ.  

Website cấu trúc phẳng tốt nhất cho SEO vì đây là loại cấu trúc chuẩn SEO. Để người dùng và các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy nội dung trên website của chúng ta, thì các trang chứa nội dung chính không nên quá khó tìm và không được nằm quá sâu trên website. Và tối ưu nhất cho việc SEO đó chính là tất cả các trang web chứa nội dung chính cần phải tiếp cận được trong tối đa 3-4 lần nhấp chuột tính từ trang chủ.

Website mà có số lần click chuột để truy cập vào các trang quan trọng càng thấp thì càng dễ tìm kiếm thông tin và cũng gần gũi hơn với bộ máy tìm kiếm, đồng thời sức mạnh của các trang nằm gần với trang chủ sẽ càng mạnh và càng uy tín hơn so với các trang mà phải click rất nhiều lần mới có thể truy cập (click chuột càng nhiều thì trang đó càng yếu và độ uy tín thấp).

Tuy nhiên có một điều mà chúng ta cần lưu ý là để có thể tối ưu được số lần click chuột như trên thì chúng ta cần phải xây dựng cấu trúc trang cùng với các danh mục một cách chi tiết, rõ ràng và logic.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần hạn chế tạo ra các “trang mồ côi”, đây là những trang không được liên kết đến từ bất kỳ trang nào trên website của chúng ta. 

Bước 8: Kết hợp HTML, CSS và JavaScript trên website một cách tối ưu

Đây là 3 ngôn ngữ lập trình website phổ biến nhất hiện nay và có sự liên kết mật thiết với nhau để tạo nên một website có thiết kế và cấu trúc hoàn hảo.

- HTML xây dựng nội dung, cấu trúc cơ bản cho trang web

- CSS được sử dụng để kiểm soát trình bày, định dạng và bố cục .

- JavaScript được sử dụng để kiểm soát hành vi của các yếu tố khác nhau.

Để cho dễ hình dung, HTML là một ngôi nhà thô, CSS tạo nên phong cách cho ngôi nhà và JavaScript khai thác tối đa hiệu quả sử dụng của ngôi nhà đối với chủ nhân.

Ngoài ra, sử dụng 3 ngôn ngữ này sẽ giúp website thân thiện với SEO và giúp cho Google và các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu trong quá trình truy vấn trên trang.

Do đó để xây dựng cấu trúc website tối ưu cho SEO cần phải kết hợp 3 ngôn ngữ này một cách khéo léo để đem đến hiệu quả cao nhất.

Bước 9: Tạo bài viết tương ứng với các danh mục

Bài viết trên website là thứ không thể thiếu trong quá trình xây dựng cấu trúc website.

Một yêu cầu là để tạo được bài viết thì chúng ta cần có một hệ thống cấu trúc website Chúng ta có thể xem xét một ví dụ như hình dưới.

Những sản phẩm 1, sản phẩm 2 thì phải liên quan mật thiết tới High Heel Shoes.

Sản phẩm 3 thì liên quan tới Flat Shoes,.. Và tương tự với các sản phẩm còn lại.

Bài viết của bạn sẽ được hệ thống một cách có tổ chức dựa trên sơ đồ website đã được vẽ, và điều này sẽ giúp người dùng họ cảm thấy website trông rất ngăn nắp và dễ tìm kiếm cũng như xem xét.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần xác định ngay từ khi xây dựng cấu trúc và kế hoạch nội dung cho website. Thiết lập cấu trúc liên kết nội bộ chặt chẽ là cách hiệu quả để chỉ cho Google biết đâu là bài viết quan trọng ở trên website.

Hãy liên kết các trang ít quan trọng về trang quan trọng nhất. Nhờ vậy, Google sẽ hiểu được những từ khóa mà chúng ta muốn đẩy thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.

Bước 10: Xây dựng hệ thống liên kết nội bộ một cách tối ưu

Xây dựng cấu trúc website chắc chắn không thể thiếu được quá trình xây dựng hệ thống liên kết nội bộ.

Cấu trúc website có hiệu quả hay không, quá trình điều hướng có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng liên kết nội bộ tốt hay không.

Liên kết nội bộ sẽ giúp các trang trên website liên kết với nhau một cách logic và tạo nên một thể thống nhất, giúp gia tăng sức mạnh toàn trang.

Lợi ích lớn nhất của các liên kết nội bộ là giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc hiểu được cấu trúc website, kết nối chủ đề giữa các trang và giúp điều hướng người dùng.

Ngoài ra, liên kết nội bộ còn giúp làm rõ hơn hệ thống phân cấp của các danh mục trên website. Việc xây dựng liên kết nội bộ chặt chẽ tạo nên một khung xương chính cho website, tạo sự vững chắc cho website, đồng thời giúp nâng cao trải nghiệm người dùng vì các trang quan trọng có thể truy cập được với ít thao tác nhấp chuột hơn. 

Một số lưu ý khi xây dựng hệ thống liên kết nội bộ trong cấu trúc website như sau:

Điều hướng liên kết nội bộ từ các trang trong website về các trang đích quan trọng để tập trung toàn bộ sức mạnh từ các trang khác vào các trang quan trọng này trên website.

Ưu tiên đặt liên kết nội bộ tại các trang, các bài viết có nhiều liên kết trỏ về (backlink). Bởi các trang hay bài viết có nhiều liên kết trỏ về thường sẽ có sức mạnh tốt hơn các trang khác, khi đó các trang này sẽ rất có giá trị vì được Google đánh giá rất cao

Sử dụng thanh điều hướng thường được đặt ở đầu hay cuối bài viết nhằm giúp người dùng biết vị trí của mình đang ở đâu trên trang và giúp cho họ dễ dàng chuyển sang vị trí khác.

Không nên đặt anchor text để tạo liên kết nội bộ một cách bừa bãi để tránh làm mất sự tự nhiên trong nội dung của bài viết.

Đa dạng vị trí đặt liên kết nội bộ tại trang chủ và dưới chân trang (Footer).

Bước 11: Xây dựng Sitemap

Xây dựng sitemap (sơ đồ website) là bước cuối cùng cần phải thực hiện trong việc xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO.  

Sitemap là danh sách các bài viết, các trang, các nội dung chính được liệt kê trong website. Sitemap giúp chúng ta quản lý nội dung chính một cách đơn giản, giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được cấu trúc website của chúng ta, qua đó nắm bắt nội dung chính nhanh hơn để tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin.

 

Sitemap trên website của hãng Apple

Chúng ta sẽ có 2 loại sitemap cần tạo như sau:

- HTML sitemap: HTML sitemap có tác dụng hỗ trợ cho người dùng trong quá trình trải nghiệm website. Sử dụng HTML sitemap sẽ giúp người dùng dễ dàng di chuyển qua lại bên trong website và tìm kiếm thông tin.

- XML sitemap: Dành cho các công cụ tìm kiếm, nó thông báo cho các công cụ tìm kiếm về cấu trúc của trang web, tần suất cập nhật nội dung của trang và trang nào được ưu tiên hơn trong kết quả tìm kiếm. Tập trung cho việc cải thiện SEO.

Như vậy là qua bài viết này tôi đã chia sẻ cho bạn rất chi tiết về cách xây dựng cấu trúc website tối ưu cho SEO cũng như đã giúp bạn nắm được cấu trúc của một website bao gồm những gì? Và vai trò của việc tối ưu cấu trúc website đối với SEO. Qua đây bạn sẽ biết được cách để lên kế hoạch và từng bước xây dựng, hoàn thiện và tối ưu cấu trúc website một cách hợp lý để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình triển khai các chiến dịch SEO.

------------

Như vậy là qua bài viết này, tôi đã chia sẻ cho bạn hiểu Cách xây dựng cấu trúc website tối ưu cho SEO một cách rất chi tiết để bạn có thể từng bước làm theo và áp dụng được ngay vào trong công việc, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức để đạt được hiệu quả cao hơn.

 

CẦn Hỗ trợ tư vấn cách triển khai các chiến dịch marketing Online vui lòng liên hệ:

NOKA MARKETING

Website: Nokamarketing.com

Email: Khanhvo@nokamarketing.com

Sdt/zalo: 0901 634 434 - Khánh

Fanpage: Dịch vụ Quảng Cáo Marketing

Mục lục bài viết
Danh Mục Dịch vụ
Danh Mục Tài Liệu
Danh Mục Kiến thức
Danh Mục Tin Tức
Zalo
Hotline
Close menu
Go Top