Các Nhóm Mục Tiêu Chiến Lược Trong Marketing
Noka Marketing

Các Nhóm Mục Tiêu Chiến Lược Trong Marketing

Phân loại các nhóm mục tiêu Marketing

Trước khi thực hiện bất cứ chiến lược, chiến thuật hay kế hoạch Marketing nào bạn cũng cần có những mục tiêu cụ thể để biết được hiệu quả của nó mang lại. Có rất nhiều mục tiêu và cách phân loại khác nhau, tùy theo chiến lược hay chiến dịch,... mà bạn thực hiện. Dưới đây là một số mục tiêu và cách phân loại phổ biến nhất được chúng tôi biết được. Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

LINK TẢI: BỘ TÀI LIỆU QUẢ TRỊ THƯƠNG HIỆU Ở ĐÂY

Mục tiêu trong Marketing là gì?

Mục tiêu marketing là các mục tiêu cụ thể được mô tả trong một kế hoạch marketing (Marketing Plan). Các mục tiêu này có thể là nhiệm vụ, hạn ngạch, cải tiến KPI hoặc các tiêu chuẩn dựa trên hiệu suất khác được sử dụng để đo lường thành công tiếp thị. Khi được thiết lập rõ ràng, các mục tiêu có thể đo lường được là chìa khóa để các nhà tiếp thị thành công.

Tiêu chí khi đặt mục tiêu trong marketing.

Để thực hiện được KPI một cách hiệu quả, bạn cần nắm được đặc trưng của KPI, thông qua yếu tố SMART. KPI cần thể hiện được tiêu chí SMART, cụ thể như sau: 

  • S – Specific (Cụ thể): Chỉ số KPI cần phải cụ thể, rõ ràng. 
  • M – Measurable (Được đo lường): Chỉ số KPI phải có khả năng đo lường. 
  • A – Achievable (Có thể đạt được): Chỉ số KPI đặt ra phải mang tính khả thi. Tức là có khả năng đạt được dựa trên nguồn lực của mình.
  • R – Realistic (Thực tế): KPI cần có tính thực tế, dựa trên những số liệu và thông tin cụ thể.
  • T – Timebound (Có mốc thời gian cụ thể): KPI phải có mốc thời gian cụ thể theo năm, quý, tháng, tuần,… 

Các mục tiêu trong Marketing có thể xếp vào những nhóm nào?

Có nhiều cách để phân nhóm mục tiêu Marketing khác nhau. Nhìn chung, các mục tiêu trong Marketing có thể xếp vào một trong những nhóm sau đây: 

Nhóm 1. Nhóm mục tiêu xây dựng, cung cấp giá trị cho khách hàng

Nhóm mục tiêu này thường được sử dụng trong các chiến dịch khảo sát, phát triển sản phẩm mới, SEO, Các chiến dịch Chăm sóc khách hàng.... Nhằm tiếp cận và phát triển khách hàng tiềm năng, thiết lập mối quan hệ và tăng giá trị chuyển đổi. 

Mục tiêu marketing là gì ? Phân loại mục tiêu trong marketing

1. Mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng

  • Mục tiêu phát triển sản phẩm mới với những cải tiến, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Mục tiêu cung cấp các thông tin và giải pháp có giá trị cho người tiêu dùng
  • Hiểu được insight của khách hàng để đưa ra sản phẩm hoặc tính năng phù hợp
  • Mục tiêu cải tiến sản phẩm & dịch vụ nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng
  • Mục tiêu nắm bắt nhu cầu, đặc điểm và những thay đổi về hành vi của người tiêu dùng
  • Mục tiêu tiêu khảo sát liệu sản phẩm mới có được khách hàng mục tiêu đón nhận
  • Mục tiêu tìm nhà cung cấp với nguyên vật liệu, linh kiện phù hợp, đảm bảo chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất.
  • Mục tiêu thu thập thông tin về trải nghiệm của khách hàng sau quá trình sử dụng dịch vụ và sản phẩm

2. Mục tiêu tiếp cận khách hàng

  • Mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới có trong khu vực
  • Mục tiêu số lượng khách hàng mới đã tiếp cận được thông qua các công cụ truyền thông online
  • Lượt traffic tự nhiên từ các công cụ tìm kiếm
  • Mục tiêu lựa chọn và xây dựng kênh phân phối để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ
  • Mục tiêu mở rộng quy mô phân phối sang các tỉnh lân cận
  • Mục tiêu mở rộng thị phần sang các quốc gia khác
  • Mục tiêu thị phần marketing Online

3. Mục tiêu xây dựng mối quan hệ với khách hàng

  • Mục tiêu phân loại khách hàng sao cho doanh nghiệp có thể khai thác tối đa tiềm năng về lợi nhuận
  • Mục tiêu đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình tư vấn, mua hàng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ
  • Chỉ số đo lường số hành động trên mỗi tương tác (Actions per engagement)
  • Chỉ số đo lường thời gian phản hồi tích cực (Response time) ...
  • Chỉ số đo lường tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng mới sang deal (Conversion rate)

Nhóm 2. Nhóm mục tiêu quảng bá và truyền thông

Nhóm mục tiêu này thường được sử dụng trong các chiến lược, chiến dịch phát triển thương hiệu. Nhằm cho khách hàng nhận biết và tiếp cận với thương hiệu của doanh nghiệp. Thường được sử dụng cho các thương hiệu mới, cần xây dựng duy trì thương hiệu, hay tăng doanh thu, doanh số…

1. Mục tiêu truyền đạt thông điệp

  • Mục tiêu thông báo đến khách hàng mục tiêu về sự xuất hiện của một sản phẩm mới hay một nhãn hiệu mới
  • Mục tiêu thông báo đến người tiêu dùng về một sự kiện hay chương trình khuyến mãi
  • Mục tiêu truyền tải thông điệp về giá trị lợi ích mà một thương hiệu hay sản phẩm dịch vụ mang lại cho khách hàng

2. Mục tiêu xây dựng thương hiệu

  • Số người nhớ về thương hiệu của mình khi có nhu cầu
  • Tăng mức độ nhận thức của khách hàng về thương hiệu
  • Mục tiêu nâng cao mức độ nhận diện của thương hiệu thông qua các kênh online
  • Mục tiêu định vị và xây dựng những giá trị gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp
  • Mục tiêu nâng cao uy tín của doanh nghiệp thông qua các chương trình tài trợ, gây quỹ

3. Mục tiêu thuyết phục

  • Mục tiêu thuyết phục khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm mới
  • Thuyết phục khách hàng để lại thông tin
  • Mục tiêu thuyết phục khách hàng tham gia các chương trình sự kiện, cuộc thi hội thảo, hội nghị
  • Mục tiêu thuyết phục khách hàng cài đặt ứng dụng trên điện thoại

4. Mục tiêu gợi nhớ

  • Mục tiêu nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của một sản phẩm, nhãn hiệu, sự kiện và chương trình.
  • Mục tiêu nhắc nhở khách hàng về các cuộc hẹn tư vấn, tái khám (trong ngành y tế)
  • Mục tiêu nhắc nhở khách hàng về lịch thanh toán, gia hạn dịch vụ

Nhóm 3. Nhóm mục tiêu quản trị Marketing

Đây là nhóm mục tiêu thường được sử dụng trong chiến lược Marketing, thường được liên kết với các mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp theo năm, theo quý,..để thực hiện. 

Thị trường mục tiêu là gì ? Tại sao cần nắm rõ thị trường mục tiêu?

1. Mục tiêu gia tăng lợi nhuận

  • Mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sản xuất
  • Mục tiêu tối thiểu hóa chi phí vận chuyển và kho bãi
  • Mục tiêu tối thiểu hóa chi phí quảng cáo
  • Mục tiêu xác định mức giá tối đa mà khách hàng mục tiêu có thể sẵn sàng bỏ tiền chi trả, trong thời điểm sản phẩm mới được ra mắt

2. Mục tiêu gia tăng hiệu quả hoạt động Marketing

  • Mục tiêu đào tạo đội ngũ bán hàng có khả năng giao tiếp và tư vấn tốt
  • Mục tiêu đào tạo đội ngũ sản xuất lành nghề có thể đảm bảo chất lượng đầu ra
  • Mục tiêu tìm kiếm công nghệ mới có khả năng gia tăng hiệu quả sản xuất
  • Mục tiêu cải tiến quy trình giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian thực hiện.

3. Nhóm hiệu quả hoạt động Marketing

  • Chi phí để sở hữu 1 khách hàng :là chi phí liên quan đến việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm / dịch vụ. Chi phí này phát sinh để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng. Đây là một số liệu kinh doanh quan trọng. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tính toán giá trị của khách hàng cho công ty và lợi tức đầu tư (ROI) thu được. Việc tính toán định giá của khách hàng giúp một công ty quyết định có bao nhiêu nguồn lực của nó có thể được chi tiêu một cách có lợi cho một khách hàng cụ thể. Nói chung, nó giúp quyết định giá trị của khách hàng cho công ty.
  • Tỷ lệ chuyển đổi trang đích Landing page: Chỉ số chuyển đổi của mọi người có thể sẽ khác nhau. Nhưng nếu bạn đang thúc đẩy nhiều lượt traffic đến trang web của mình thông qua các chiến dịch social media marketing nhưng lượt traffic không chuyển đổi, bạn nên đánh giá lại chiến lược marketing của mình cũng như xem xét về trải nghiệm người dùng.
  •  Lượt truy cập từ Social Media vào website: Bạn có thể tưởng tượng như sau: Tất cả tài khoản xã hội như Facebook, Instagram… đều chỉ là đất thuê mà thôi. Bạn không thể kiểm soát 100% các tài khoản này, bạn chỉ có thể kiểm soát website của mình. Do đó, việc ưu tiên hàng đầu chính là mang người dùng đến website thay vì chỉ biết đến các tài khoản xã hội của bạn.

● Chi phí cho mỗi khách hàng (Cost Per Customer): Nếu không có hệ thống Marketing Automation tốt, Sales và Marketing có thể thấy rằng họ có phần đầu phễu chuyển đổi (funnel) quá nhiều khách hàng tiềm năng, nhưng hầu hết không bao giờ được chăm sóc để có thể chuyển đổi thành khách hàng.

● MQL (số lượng khách hàng tiềm năng có được từ các hoạt động marketing) được tạo ra nhờ việc chăm sóc tốt khách hàng tiềm năng: Nếu bạn đã chăm sóc và phát triển hiệu quả các danh sách khách hàng tiềm năng thông qua Marketing Automation, số lượng MQL của bạn sẽ tăng lên.

● Sales-Accepted Leads (thông tin khách hàng đã được sales kiểm định): Càng nhiều tái chuyển đổi (reconversion), càng nhiều thông tin lead (khách hàng tiềm năng) giúp sales có thể định hình lead từ đầu phễu tiếp thị. Từ đó cũng giúp tạo ra thêm nhiều lead đã biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp để chuyển đổi dần tới phần đáy phễu. Nếu số lượng Sales-Accepted Leads của bạn ngày càng tăng, thì đó là dấu hiệu tốt cho thấy marketing automation của bạn giúp bạn hiệu quả hơn

● Doanh thu được tạo ra: Tất nhiên đây là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm với mỗi khâu Marketing của nhân viên mình. Khi xem xét tăng trưởng doanh thu của bạn, bạn nên theo dõi liệu có tạo ra được nhiều deals hơn không và giá bán trung bình có đồng thời tăng hay không.

● Chi phí đầu tư so với doanh thu được tạo ra: Sau khi biết bạn có được bao nhiêu doanh thu qua Marketing Automation, hãy so sánh phần doanh thu đó với tổng chi phí sở hữu. Bạn có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn với Marketing Automation - nhưng với chi phí nào? Chi phí của phần mềm và thuê nhân viên chạy phần mềm đó không được vượt quá doanh thu mà bạn nhận được từ Marketing Automation.

● Tỷ lệ chốt khách hàng tiềm năng từ marketing (Close Rate on Marketing-Sourced Leads): Các marketers liên tục tìm cách chứng minh giá trị của họ trong việc đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Nhóm 4: Nhóm mục tiêu đánh giá hiệu quả của chiến dịch SEO

Đây là nhóm mục tiêu nhằm tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng mới, cũng như giữ chân các khách hàng cũ quan tâm và nhận biết đến thương hiệu, sản phẩm của mình. Từ đó tăng giá trị chuyển đổi theo phễu Marketing.

  • Organic traffic growth (Tăng trưởng lưu lượng truy cập tự nhiên): Tốc độ tăng trưởng lượng truy cập web đến từ những nguồn không mất phí 
  • Keyword rankings (Xếp hạng từ khoá): Nơi trang web của bạn xếp hạng trong danh sách trang web được hiển thị theo các từ khóa cụ thể.
  • Conversions from organic traffic (Chuyển đổi từ lưu lượng truy cập tự nhiên): Số lượng người dùng truy cập web đã thực hiện chuyển đổi trên trang web của bạn thông qua tìm kiếm không phải trả tiền.
  • Average time on page (Thời gian trung bình trên trang): Lượng thời gian trung bình mà khách truy cập trên trang web của bạn dành cho một trang riêng lẻ. Chỉ số này có thể được đo lường như một mức trung bình tổng thể trên toàn bộ trang web của bạn hoặc cho các trang cụ thể.
  • Bounce Rate (Tỷ lệ thoát): Tỷ lệ phần trăm người dùng thoát khỏi trang web của bạn sau khi truy cập vào trang web mà không thực hiện thêm bất kỳ hành động nào (nhấp vào liên kết, gửi biểu mẫu, v.v.).
  • Top landing pages attracting organic traffic (Các trang đích hàng đầu thu hút lưu lượng truy cập tự nhiên): Các trang trên trang web của bạn thu hút nhiều lưu lượng truy cập nhất từ ​​tìm kiếm không phải trả tiền.
  • Number of indexed pages (Số trang được lập chỉ mục): Số trang được lập chỉ mục để thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm.
  • Link growth (Tăng trưởng liên kết): Có bao nhiêu liên kết mới (cả nội bộ và bên ngoài) đã được thêm vào trang web của bạn trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhóm 5: Nhóm mục tiêu của chiến lược Digital Marketing.

Nhóm mục tiêu này thường được sử dụng trong các chiến dịch Digital Marketing nhằm đo lường các chỉ số tiếp cận, tương tác và doanh thu của từng chiến dịch dựa trên các chỉ số cụ thể.

Digital Marketing - LUMOS VIỆT NAM

  • Overall Website Traffic: Theo dõi và đo lường lưu lượng truy cập website, hiểu được hành vi và Insight của khách hàng. Lưu lượng truy cập theo giờ, đặc điểm, giới tính của user, nội dung nào được truy cập nhiều nhất...Từ đó, tăng lưu lượng truy cập website
  • Traffic By Source: theo dõi khách truy cập trang web của bạn đến từ đâu. Có 4 nguồn truy cập chính là Organic Search, Direct Visitors, Referrals, Social
  • New Visitors và Returning Visitors: số lượng người dùng mới và số lượng người dùng quay lại
  • Sessions (Phiên truy cập): Tăng số lượng truy cập cho mỗi phiên (30 phút)
  • Average Session Duration: tăng thời lượng trung bình của mỗi phiên
  • Page Views: tăng số lượng lượt xem trang của người dùng
  • Most Visited Pages: từ trang được xem nhiều nhất hiểu được hành vi của người dùng, tăng giá trị chuyển đổi
  • Exit Rate: Giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thời gian xem trung bình lên.
  • Bounce Rate: giảm tỷ lệ phần trăm của những người rời khỏi (thoát ra) trang web của bạn sau khi chỉ xem một trang.
  • Conversion Rate: Tăng tỉ lệ chuyển đổi của người dùng. Tuỳ theo mục tiêu và chiến dịch khác nhau mà xác định mục tiêu cho tỉ lệ chuyển đổi này.
  • Impressions: tăng tổng số lượt xem nội dung hoặc quảng cáo. Hay tăng số lần hiển thị mà người dùng tiếp cận được khi chạy chiến dịch quảng cáo
  • Social Reach: Tăng số người tiếp cận trên các kênh social
  • Social Engagement: tăng tổng số tương tác được thực hiện trên bài đăng truyền thông social
  • Open Rate: Tăng tỉ lệ mở email của người dùng
  • Click Through Rate (CTR): tăng tỉ lệ nhấp trên số lần hiển thị của người dùng.
  • Cost Per Click (CPC):Tối ưu chi phí mỗi lần nhấp trên một quảng cáo của khách hàng. Có thể tăng thứ hạng của bài quảng cáo hay tăng điểm chất lượng của quảng cáo đó.
  • Cost Per Acquisition: Tối ưu chi phí quảng cáo với khách hàng có hành động cụ thể.
  • Cost Per Conversion: Giảm chi phí trên mỗi lần chuyển đổi
  • ROI ( lợi nhuận / đầu tư): tăng chỉ số ROI, bằng cách tăng doanh thu so với chi phí bỏ ra để làm các hoạt động marketing.

Bạn có thể xem chi tiết các chỉ số Digital Marketing này tại đây

 

Nhóm 6. Nhóm Mục tiêu của hoạt động Social Marketing

1. Sự tương tác của người dùng (Engagement)

2. Tỷ lệ tương tác để tiếp cận, tính trên Facebook và Instagram (Engagement-to-Reach Ratio, Facebook and Instagram)

3. Tỷ lệ click (Click-Through Rate)

4. Tỷ lệ click trên tổng số lượt tìm kiếm của từ khóa (Click-Through Volume)

5. Lượt views trên các trang landing page (Landing Page Views)

6. Lượng truy cập từ website khác (Referral Traffic)

7. Nhân khẩu học (Demographics)

8. Chuyển đổi (Conversions)

9. Khách hàng tiềm năng (Leads)

10. Tương tác (Interactions)

11. Số lần hiển thị/Lượt xem (Impressions/Views)

12. Tỷ lệ tăng trưởng người theo dõi (Follower Growth Rate)

13. Số lượng người truy cập (Unique Visitors)

14. Điểm mức độ liên quan, đối với quảng cáo Facebook và Instagram (Quality Score, for Facebook and Instagram Ads)

15. Mức độ ảnh hưởng/ Share of Voice (Influence/Share of voice)

16. Cảm xúc của người xem (Sentiment)

17. Các lượt đề cập (Mentions)

18. Lợi tức trên thời gian đã đầu tư (Return on time invested)

19. Tần suất quảng cáo (Ad frequency)

20. Chi phí cho mỗi hành động, tính trên quảng cáo (Cost per action, Ads)

21. Các bài đăng phổ biến nhất (Most popular posts)

22. Hashtag có tên thương hiệu (Branded hashtag use)

23. Tỷ lệ hoàn thành xem video (Video completion rate)

24. Tính nhất quán (Consistency)

Xem chi tiết về nhóm mục tiêu đánh giá hiệu quả social marketing ở đây

---------

Trên đây là phân loại và tổng hợp các mục tiêu cụ thể của Marketing. Hy vọng các thông tin này có thể giúp các bạn đặt ra các mục tiêu phù hợp cho các chiến lược, chiến dịch và kế hoạch của mình

Để được tư vấn về các dịch vụ marketing tổng thể, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

 

NOKA MARKETING

SĐT/ Zalo: 0901 634 434

Mail: Khanhvo@nokamarketing.com

Fanpage: Dịch Vụ Quảng Cáo Marketing

Website: Nokamarketing.com


 

Zalo
Hotline
Close menu
Go Top