​​​​​​​Các bước lập kế hoạch Content Marketing với mẫu plan cụ thể
Noka Marketing

​​​​​​​Các bước lập kế hoạch Content Marketing với mẫu plan cụ thể

Các bước lập kế hoạch Content Marketing với mẫu plan cụ thể

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi lập kế hoạch Content Marketing, hoặc cần thêm những ý tưởng mới (hiệu quả hơn) để đưa vào bản plan content của mình, hãy đọc tiếp!

Bài viết này đưa ra 10 bước cần làm để tạo ra một bản kế hoạch hoàn chỉnh. Ngoài ra, mình cũng đưa vào mẫu kế hoạch content fanpage, website cụ thể để bạn dễ dàng tham khảo và áp dụng ngay khi đọc xong bài viết này.

Bước 1: Xác định mục tiêu cho kế hoạch Content Marketing

Kế hoạch content của bạn sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của bạn trong mỗi giai đoạn. Và chắc hẳn bạn không muốn làm nội dung cho vui đâu nhỉ?

Thường thì bạn sẽ nhận mục tiêu, cũng như ngân sách, nhân lực để làm, deadline, KPI, Content Strategy…. Ở phòng kinh doanh hoặc phòng Marketing. Bởi nội dung là khâu thể hiện lý tưởng của thương hiệu, là khâu gần như sau cùng.

Một Số mục tiêu cơ bản thường được doanh nghiệp áp dụng như là:

  • Đạt Top Google hoặc xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm
  • Tăng lưu lượng truy cập vào website
  • Tăng tương tác như like – share – comment
  • Tăng doanh thu bán sản phẩm/dịch vụ
  • Công bố sản phẩm/dịch vụ mới
  • Tạo niềm tin bền vững với khách hàng
  • Làm cho khách hàng trung thành hơn với thương hiệu
  • Đặt mục tiêu bản kế hoạch Content Marketing theo chiến lược Marketing.

Sử dụng công thức AIDA để xây dựng kế hoạch content cho mình theo từng giai đoạn.

Nếu bạn đang bắt đầu từ con số 0 hoặc chưa có bất cứ kết quả nào tốt thì nên sử dụng công thức AIDA. Cụ thể như sau:

  • Aware (Nhận biết): Giúp cho khách hàng mục tiêu biết thêm thông tin gì đó mới mẻ.
  • Interest (Thích thú): Tạo nên sự thú vị để khán giả quan tâm, nghĩ ngợi và ghi nhớ.
  • Desire (Khao khát): Tạo nên cảm xúc để thúc đẩy độc giả chuyển từ thích thú sang mong muốn sở hữu nó.
  • Action (Hành động): Kêu gọi họ làm các hành động như like – share – comment – đăng ký…
  • Content Marketing: Cách tối ưu chiến dịch quảng cáo Facebook v.v… dùng để quảng cáo chẵn hạn

Bạn có thể kết hợp nhiều mục tiêu với nhau miễn sao đảm bảo yếu tố logic. Nhưng nên nhớ là đừng có tham lam quá nhé.

Bước 2: Nghiên cứu thật chi tiết

Trước tiên, mình sẽ giải thích cho bạn tại sao việc nghiên cứu lại là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất.

Một kế hoạch content tốt, mang lại kết quả khi:

  • Đúng thứ khách hàng muốn đọc.
  • Nổi bật những điểm mạnh của thương hiệu, sản phẩm.
  • Nó khác biệt với những đối thủ.

Và đó cũng chính là lý do bạn cần nghiên cứu thật chi tiết về 4 khía cạnh sau: Thương hiệu, sản phẩm, khách hàng & đối thủ.

2.1 Nghiên cứu thương hiệu

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Thương hiệu của bạn tên là gì? Có ý nghĩa gì không?
  • Thương hiệu của bạn đang bán cái gì? Cho ai?
  • Giá trị cốt lõi của bạn là gì?
  • Thương hiệu của bạn có những điểm mạnh là gì? Tại sao họ nên chọn mua của bạn thay vì đối thủ?
  • Mood and Tone là gì? (Văn phong và tính cách của thương hiệu)

2.2 Nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ

Mỗi sản phẩm, dịch vụ bạn đều phải nghiên cứu thật chi tiết theo 3 ý chính sau đây:

1. Tính năng của sản phẩm, dịch vụ

Ví dụ: Các tính năng của chiếc Samsung:

  • Ghi âm cuộc gọi
  • Quay video cả ban đêm
  • Chạm lấy nét.
  • Chụp qua bút
  • Góc rộng.

Ví dụ 2: Các tính năng dịch vụ Quảng cáo Facebook của Noka Marketing:

  • Cam Kết Minh bạch
  • Cam kết bài viết chất lượng.
  • Tối ưu Quảng cáo
  • Cam kết kpi…

2. Lợi ích của sản phẩm

Gợi ý: Mỗi tính năng đều có một lợi ích riêng, hãy liệt kê từng lợi ích đó ra.

Ví dụ 2: Lợi ích tính năng “Dịch Vụ Seo tổng thể của Noka Marketing” là:

  • Dễ dàng lên Top Google, cải thiện thứ hạng từ khoá.
  • Thường xuyên nằm trong top tìm kiếm.
  • Kinh doanh an toàn, lâu bền vì đúng luật.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số câu hỏi khác về sản phẩm/ dịch vụ để hiểu thêm khi phân tích.

  • Kích thước, cấu tạo, cơ chế hoạt động thế nào?
  • Sản phẩm/ dịch vụ có KOL hay chuyên gia sử dụng không? Nếu có thì là ai?
  • Có chứng nhận, giải thưởng, thành tựu gì không?
  • Có khuyến mãi gì không?
  • Nơi xuất xứ có uy tín không?
  • Hậu mãi của sản phẩm thế nào?
  • Kinh nghiệm, tuổi đời của sản phẩm? (Ví dụ: Cô Ba 58 tuổi đã bán bún bò huế 30 năm nghe cực kỳ uy tín)
  • Khách hàng muốn gì từ dịch vụ hoặc sản phẩm?
  • Họ sẽ sử dụng nó như thế nào?
  • Khách hàng sẽ sử dụng nó ở đâu?
  • Những tính năng nào sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng?
  • Bạn bán cái gì? Các đặc điểm vật lý nổi bật của sản phẩm?
  • Tính độc đáo của dịch vụ của bạn? Những gì bạn đưa ra có khác biệt như thế nào đối với đối thủ cạnh tranh của bạn?

2.3 Nghiên cứu đối tượng mục tiêu

Hoặc tập thói quen đặt vấn đề theo công thức 5W 1H, đáp án sẽ dẫn bạn đến những “khu vườn” sáng tạo.

  • What?: Nội dung gồm những gì, gồm có những dạng content nào?
  • Who?: Đối tượng truyền thông là ai? Ai sẽ thực hiện những nội dung đó
  • Where?: Nội dung được thực hiện trên kênh nào
  • When?: Thời điểm thực hiện nội dung và cho nó “lên sóng”
  • How?: nó được thực hiện ra sao

Để thấu hiểu khách hàng tiềm năng, bạn cần tìm hiểu các khía cạnh sau:

  • Nhân khẩu học: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập, quốc gia,…
  • Hành vi, thói quen của họ là gì?
  • Họ đang nghĩ gì về bạn? (Chưa biết, đã biết hay đang phân vân mua hàng?)
  • Họ thích đọc những loại nội dung gì?
  • Nghiên cứu từ khoá để hiểu nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu xem họ đang tìm kiếm những gì?
  • Phân tích insight khách hàng: Những khó khăn, những nỗi đâu mà họ đang gặp phải; Họ thích, mong muốn điều gì? Tại sao họ chưa mua hàng?

2.4 Nghiên cứu thị trường, nhu cầu của ngành hàng và đối thủ cạnh tranh

Bước tiếp theo chính là nghiên cứu thị trường. Đây là bước chuẩn bị cực kì quan trọng trước khi bắt tay vào làm Marketing. Thao tác này giúp bạn biết được:

  • Tốc độ phát triển của ngành hàng
  • Xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới
  • Số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành
  • Cơ hội mà bạn có thể tận dụng được
  • Những thách thức để bạn đương đầu và đưa ra giải pháp

Phân tích đối thủ không phải để bắt chước, mà là để…

  • Xem họ đã làm những gì và mình sẽ tránh những thứ đó ra.
  • Hãy tìm những điểm mạnh và điểm yếu của họ để học hỏi và rút kinh nghiệm.
  • Tìm những ý tưởng hay ho đã có thể cải tiến, nâng cấp.
  • Mình sẽ biến cái của họ trở nên tốt hơn và trở thành của mình thế nào?

Bước 3: Xác định thông điệp truyền thông

Tuỳ vào mục tiêu của bạn trong mỗi giai đoạn, thông điệp cũng khác nhau.

Thông điệp bạn hiểu đơn giản là: Sau khi đọc xong các content của bạn, họ sẽ nhớ được điều gì? Bạn muốn người khác nghĩ gì về bạn?

Ví dụ: Kind Content tháng 01/2022 tập trung vào các thông điệp là:

  • Hãy điền vào Form này để nhận thêm các tài liệu về quảng cáo facebook..
  • Noka Marketing là nơi làm Marketing từ Tâm.
  • Noka Marketing chuyên cung cấp dịch vụ Marketing tổng thể

Những thông điệp này không phải slogan nên không cần quá chau chuốt, mà cần theo các nguyên tắc sau đây…

5 nguyên tắc của một thông điệp tốt:

  • Cụ thể, đi thẳng vào vấn đề
  • Liên quan tới khán giả, phải làm cho họ quan tâm.
  • Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, quen thuộc.
  • Có sự khác biệt, tốt nhất là không trùng với bất cứ ai.
  • Một thông điệp nhất quán, không thể bị nhầm lẫn, dễ nhớ.

Bước 4: Đưa ra định hướng nội dung (Content Direction)

Đừng nói là bạn cứ đưa một bảng các ý tưởng ra cho Writer rồi bảo “thích viết gì thì viết” nhé. Nếu bạn đã thử rồi chắc sẽ hiểu nó chẳng thể ra kết quả được.

Cách làm đúng, đó là bạn ra một bảng định hướng gồm những yêu cầu, tiêu chuẩn rõ ràng để các Writer tuân theo. Một bảng Content Direction sẽ gồm:

  • Chi tiết về mục tiêu (Giống bước 1 bạn làm, phải cho Writer hiểu thì họ mới đi đúng hướng được)
  • Chi tiết phần nghiên cứu của bạn (Thương hiệu, khách hàng, sản phẩm)
  • Phần tham khảo (Đối thủ của bạn có bài nào hay?)
  • Thông điệp (Bạn muốn truyền tải cái gì? Những từ khóa nào cần tập trung?)
  • Yêu cầu bài viết (bố cục, SEO, tone & mood, nhấn mạnh cái gì?)
  • Định hướng nội dung (Mục lục (outline) bài viết, ý nào cần nhấn mạnh,…)
  • Định hướng hình ảnh (Logo, màu sắc, font chữ,…)
  • Phần ký tên,…

Tùy dự án mà tùy định hướng, nhưng đại loại sẽ có những thông tin như trên.

Bước 5: Xác định những chủ đề chính (Pillar)

Lại vào mục tiêu, bạn sẽ đưa ra các chủ đề chính cho Fanpage, Website của bạn. Hay trong chuyên ngành còn gọi là Pillar.

Ví dụ để tăng nhận biết cho Kind Content thì sẽ có những chủ đề chính (Pillar) như sau:

  • Thương hiệu: Những thông tin mới nhất về thương hiệu, ký kết hợp đồng mới,…
  • Educate (Giáo dục): Chia sẻ về Facebook ads. Giải quyết những khó khăn, đáp ứng mong muốn của khách hàng khi quảng cáo facebook.
  • Giải trí: Những thông tin vui về Content Marketing, những thông tin mới nhất về ngành nghề.
  • Casestudy: Những thành tựu của Noka Marketing đã đặt được và cách đạt được chúng.

Nếu mục tiêu của Kind Content là tăng doanh số thì sẽ có những Pillar là:

  • Quảng cáo: Những bài đăng bán hàng, giới thiệu về dịch vụ.
  • Feedback: Những bức thư khách hàng gửi, lời bình luận tích cực, inbox đánh giá dịch vụ,…
  • Khuyến mãi: Những content giảm giá theo mùa, tặng kèm, ưu đãi,…
  • USP: Những bài viết về điểm mạnh của thương hiệu.
  • Tính năng, lợi ích: Những bài viết về sản phẩm, những lợi ích mà sản phẩm của bạn có thể mang lại.

Hãy xem lại bước nghiên cứu 01 để lên Pillar thật chuẩn nhé. Mỗi một mục lớn ở phần nghiên cứu đều có thể là một chủ đề chính rất tốt đó.

Ngoài ra, nếu bạn làm SEO thì Pillar Content cũng sẽ hơi khác một chút, bạn có thể tham khảo chi tiết trong đây:

Bước 6: Phát triển ý tưởng content

Bước này bạn sẽ cụ thể các ý tưởng content cho từng Pillar.

Bạn cần đưa ra chủ đề chính cho Fanpage/website của bạn (hay từ chuyên ngành gọi là Pillar).

Chẳng hạn để tăng khả năng nhận biết cho Noka Marketing thì sẽ có các chủ đề chính (Pillar) như sau:

  • Thương hiệu: Thông tin mới nhất về thương hiệu, ký kết hợp đồng…
  • Educate (giáo dục): Chia sẻ kinh nghiệm về Marketing Tổng thể giải quyết khó khăn/vướng mắc và đáp ứng mong muốn của khách hàng.
  • Giải trí: Các thông tin vui về Content Marketing hoặc thông tin mới nhất về ngành nghề.
  • Case Study: Các thành tựu của Noka Marketing và cách đạt được chúng.

Nếu như mục tiêu của Noka marketing đặt ra là tăng doanh số thì sẽ có các Pillar chính là:

  • Quảng cáo: Bài đăng bán hàng/giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ
  • Feedback: Các thư khách hàng gửi, comment tích cực, inbox đánh giá dịch vụ…
  • Khuyến mãi: Content giảm giá theo mùa, tặng kèm khuyến mãi/ưu đãi…
  • USP: Bài viết về điểm mạnh của thương hiệu.
  • Tính năng/lợi ích: Bài viết về sản phẩm/dịch vụ và những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại.

Các ý tưởng này có là nhờ việc nghiên cứu về đối tượng mục tiêu ở bước 1 đấy. Bạn đã thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu chưa

6.1. Ý tưởng từ việc nghiên cứu

Nếu bạn đã nghiên cứu ở bước 1 thì việc của bạn bây giờ chỉ là: Liệt kê các ý đó vào mỗi Pillar phù hợp.

Chưa nghiên cứu thì kéo lên và làm ngay nha. (Nhắc đi nhắc lại luôn)

6.2. Sử dụng UGC

User-Generated Content là gì? Đây là loại nội dung do người dùng tạo ra. Người dùng ở đây có thể fan của bạn, hay những tiktoker, reviewer, báo chí,… Bất cứ content nào do người khác tạo ra đều là UGC.

6.3. Brainstorm – bão não để nghĩ ý tưởng

Ở bước này bạn và team sẽ đưa ra một vấn đề cụ thể và nghĩ giải pháp cho nó.

Bạn có thể hỏi team một câu: “Những chủ đề nào sẽ phù hợp với Pillar thương hiệu nhỉ?”

Và đó là lúc tất cả mọi người sẽ cùng bàn luận để nghĩ ra các ý tưởng content cho cái Pillar đó. Càng nhiều câu hỏi khác nhau, thì càng nhiều ý tưởng.

6.4. Thay đổi góc nhìn (Content Angle)

Bạn có biết một chủ đề có thể viết theo ít nhất 16 cách khác nhau? Chúc mừng bạn vừa biết tới khái niệm về Content Angle.

Ví dụ, nếu muốn viết về “một sản phẩm tốt”, thì mình có thể khai thác những Content Angle sau:

  • Khách hàng khen sản phẩm tôi nhiều tính năng (Góc nhìn feedback)
  • Chuyên gia nói gì về sản phẩm sản phẩm…?(Góc nhìn chuyên gia)
  • Tôi đã tiết kiệm được 1h mỗi ngày nhờ sản phẩm… (Góc nhìn tiết kiệm thời gian)
  • Tôi đã kiếm được 1000$ nhờ sản phẩm… (Góc nhìn tiền bạc)
  • 2234 người đã đạt được kết quả… nhờ sản phẩm… (Góc nhìn thống kê)

Bước 7: Chọn lọc những ý tưởng tốt

Một điều rõ ràng: Không phải ý tưởng nào cũng nên làm, phải chọn lọc!

Một ý tưởng content tốt khi:

  • Nó phải khác biệt. Hoặc ít nhất là cải tiến nó tốt hơn các ý tưởng cũ.
  • Khả thi. Bạn và nhóm có thể làm không, có đủ ngân sách để làm không?
  • Phù hợp với mục tiêu bạn đề ra.
  • Truyền tải được thông điệp của bạn.

Một ý tưởng content tốt sẽ đáp ứng được các tiêu chí trên, nên giữ lại để làm. Còn nếu không thì bạn cứ xoá đi nhé.

Bước 8: Liệt kê vào bảng Content Calendar

Bảng kế hoạch sẽ có các phần chính là:

  • Mục tiêu.
  • Pillar.
  • Tiêu đề bài viết.
  • Nơi đăng.

Bước 9: Đăng tải và đo lường

Khi đo lường, bạn có thể biết được những content nào hiệu quả và không hiệu quả. Từ đó, bạn có thể sửa đổi hoặc nâng cấp kế hoạch Content Marketing của mình để đạt được mục tiêu.

Các yếu tố đo lường độ hiệu quả của content:

  • Thứ hạng của các từ khoá.
  • Lượt xem trang, thời gian xem, tỉ lệ thoát trang, lượt hành động.
  • Theo dõi lượt tương tác like, bình luận.
  • Xem nội dung bình luận, share của khán giả.
  • Xem các chỉ số chuyển đổi quan trọng như CTR, CR.

Và nhớ, hãy đổi cách làm chứ đừng đổi mục tiêu. Hy vọng với các bước lập kế hoạch Content Marketing sẽ giúp bạn có những content thu hút khách hàng quan tâm đến thương hiệu và sản phẩm của mình nhiều hơn.

NOKA MARKETING

Website: Nokamarketing.com

Email: Khanhvo@nokamarketing.com

Sdt/zalo: 0901 634 434 - Khánh

Fanpage: Dịch vụ Quảng Cáo Marketing

 

Mục lục bài viết
Danh Mục Dịch vụ
Danh Mục Tài Liệu
Danh Mục Kiến thức
Danh Mục Tin Tức
Zalo
Hotline
Close menu
Go Top