Các bước làm tăng thứ hạng từ khóa cho một website mới hoàn toàn
Noka Marketing

Các bước làm tăng thứ hạng từ khóa cho một website mới hoàn toàn

Các bước làm tăng thứ hạng từ khóa cho một website mới hoàn toàn

Rất nhiều bạn mới bắt đầu bước vào kinh doanh trên internet, hoặc mới bắt đầu trên hành trình trở thành một Blogger thường gặp phải một vấn đề là cảm thấy bối rối, không biết nên bắt đầu từ đâu. Do đó trong bài viết hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn các bước làm tăng thứ hạng từ khóa cho một website mới hoàn toàn sẽ cần phải làm những gì và trình tự ra sao.

Tại sao cần phải tăng thứ hạng từ khóa cho một website mới? Vì với một website mới, điều cần làm đầu tiên là phải thu hút được lưu lượng truy cập của khách hàng tiềm năng, từ đây mới có cơ hội để bán hàng và có được doanh thu. Rất rõ ràng một điều là để có được nhiều lượt khách hàng tiềm năng truy cập vào website thì website cần phải có được một thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm của Google.

Vậy làm thế nào để có được thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm của Google? Câu trả lời chính là chúng ta phải tiến hành các chiến lược SEO đúng đắn ngay từ khi bắt đầu.

Bước 1: Tối ưu cấu trúc website

Để có thể từng bước tăng được thứ hạng từ khóa, thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm của Google, việc đầu tiên mà chúng ta cần phải làm là cần phải tối ưu cấu trúc cho toàn bộ website.

 

Tối ưu cấu trúc website giúp cải thiện thứ hạng cho một website mới

Cấu trúc website là cách các trang của một website được sắp xếp và liên kết với nhau. Website được xây dựng thông qua việc điều hướng và dẫn dắt các liên kết liên quan đến các yếu tố khác như URL, đường dẫn, trang danh mục, sơ đồ trang web,… tối ưu cấu trúc 1 trang web giúp cho việc liên kết các nội dung trên website một cách khoa học và tối ưu, giúp cải thiện mức độ tương tác của người dùng, thứ hạng website và lượng truy cập nhờ đó cao hơn. Khi thứ hạng website tăng, lượt truy cập của người dùng tăng sẽ có khách hàng tiềm năng nhiều hơn, tỷ lệ chuyển đổi cũng tốt hơn và công việc kinh doanh sẽ được cải thiện.

 

Cách mà Tiki tối ưu cấu trúc website thân thiện hơn với người dùng

Rất nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần trang đích mới cần phải tối ưu và chuẩn SEO, còn website thì không cần. Đây là một lối suy nghĩ sai lầm!

Để có thể nhanh chóng tăng thứ hạng cho trang web thì bắt buộc chúng ta phải tối ưu cấu trúc website theo các tiêu chí của Google. Khi website được tối ưu cấu trúc ngay từ đầu, điểm chất lượng của website sẽ được Google đánh giá tốt hơn so với các website chưa được tối ưu cấu trúc với cùng một từ khóa mà khách hàng đang tìm kiếm.

Ngoài ra, khi website được tối ưu cấu trúc thì trang đích cũng sẽ được hỗ trợ tốt hơn trong việc cải thiện thứ hạng.

Để tối ưu cấu trúc cho một trang web sẽ bao gồm các hành động cần thiết như:

- Lập kế hoạch cấu trúc trang web (lên ý tưởng về cấu trúc)

- Sử dụng các chuyên mục để nhóm nội dung liên quan

- Tối ưu hóa các chuyên mục

- Sử dụng HTML và CSS để điều hướng

- Sử dụng các menu đường dẫn

- Tạo cấu trúc liên kết Permalink thân thiện với SEO

- Chú ý đến cấu trúc của các liên kết nội bộ

- Tạo sơ đồ trang web cho người dùng

Bước 2: Nghiên cứu, phân tích và lựa chọn từ khoá phù hợp.

Việc tiến hành nghiên cứu, phân tích và lựa chọn từ khóa ngay từ ban đầu để dựa vào đó xây dựng chiến lược SEO dài hạn là một trong những bước rất quan trọng mà chúng ta cần phải hết sức chú ý. Vì ở bước này, ngoài việc giúp tăng thứ hạng từ khóa ra, nó còn giúp chúng ta tiết kiệm thời gian lẫn chi phí trong quá trình xây dựng và phát triển công việc kinh doanh online của chúng ta ở trên internet.

 

Sử dụng Google Planner để phân tích và nghiên cứu từ khóa “Tử vi 2021”

Những câu hỏi bạn cần phải trả lời khi thực hiện việc nghiên cứu và phân tích từ khóa trước khi lên chiến dịch SEO như sau:

  • Sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì? Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
  • Khách hàng sẽ tìm kiếm gì nếu cần giải pháp hoặc sản phẩm của bạn?
  • Khách hàng sẽ có những suy nghĩ, thắc mắc gì về sản phẩm của bạn?
  • Khi cần trợ giúp về sản phẩm, dịch vụ họ sẽ tìm kiếm qua những từ khóa nào?

Thông qua việc trả lời được những câu hỏi trên, chúng ta sẽ có được một số từ khóa tiềm năng liên quan đến vấn đề/ mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu chúng ta đang muốn nhắm vào.  

Nên chọn từ khóa có độ dài từ 5-8 từ (từ khóa đuôi dài):

Lý do chúng ta nên chọn loại từ khóa đuôi dài để SEO vì đây là loại từ khóa có mức độ cạnh tranh trung bình hoặc thấp nên sẽ giúp chúng ta rút ngắn thời gian lên top Google. Đồng thời loại từ khóa này thường sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn vì khách hàng sử dụng từ khóa này thường đi thẳng vào vấn đề hay mong muốn của họ, nghĩa là mức độ quan tâm về giải pháp giải quyết vấn đề họ đang gặp phải là rất lớn, hay có thể hiểu đơn giản rằng loại từ khóa này sẽ mô tả đúng nhu cầu của khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: có 2 khách hàng khác nhau cùng muốn mua bất động sản.

- Khách hàng thứ 1: sẽ sử dụng từ khóa “mua nhà Thủ Đức”

- Khách hàng thứ 2: sử dụng từ khóa “mua nhà 2 phòng ngủ ở Thủ Đức”

Rõ ràng với khách hàng thứ 2 chúng ta thấy họ đang nghiêm túc trong việc tìm kiếm để mua một ngôi nhà hơn so với khách hàng thứ nhất, vì khách hàng thứ 2 này biết chính xác họ đang muốn tìm điều gì! Do đó cơ hội để chúng ta tư vấn và bán hàng sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với khách hàng thứ 1.

Việc không nghiên cứu, phân tích và lựa chọn từ khóa phù hợp ngay từ đầu thường dẫn đến một kết cục là SEO sẽ thất bại và lại phải bắt đầu lại từ đầu, điều này cực kỳ lãng phí tiền bạc và rất mất thời gian.

Chọn Từ khóa theo vùng hoặc vị trí địa lý:

Nếu muốn tập trung đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm hay dịch vụ ở trong khu vực sinh sống thì chúng ta nên chọn các từ khóa có kèm theo tên địa phương hoặc khu vực mà chúng ta muốn phủ. Loại từ khóa này cực kỳ hữu ích với các doanh nghiệp cung cấp loại hình sản phẩm là dịch vụ khách hàng.

Bằng cách sử dụng từ khóa loại này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, dễ được lên TOP cũng như dễ dàng vượt qua được đối thủ.

Ví dụ: Salon tóc đẹp ở quận 9, Spa nổi tiếng nhất Thủ Đức,….

Một số công cụ phân tích từ khóa thông dụng:

- Google Keyword Planner: https://adwords.google.com/KeywordPlanner

- Google Trends

- Keyword research Moz: https://moz.com/beginners-guide-to-seo/keyword-research

- Keyword Tool: http://keywordtool.io

- Google Search

- Keyword Discovery

Bước 3: Phân tích 3-5 đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên TOP Google.

Bạn có khi nào đặt ra câu hỏi rằng “đối thủ của chúng ta đã làm như thế nào mà có thể lên TOP trên Google với một thứ hạng tốt như vậy?” hay chưa?

Bằng cách xem xét những gì đối thủ đang làm, phân tích và xem xét những chỗ nào cần tránh, những chỗ nào cần phải học hỏi từ chính đối thủ cạnh tranh sẽ giúp chúng ta đi nhanh hơn rất nhiều. 

Có một lưu ý là chúng ta không cần phải nghiên cứu quá nhiều đối thủ, chỉ cần quan tâm đến TOP 3-5 đối thủ đang hiện diện trên trang kết quả của Google là đủ. Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một việc rất quan trọng trong SEO, để biết được chiến lược, cách làm SEO của những đổi thủ trong TOP 3 trong cùng lĩnh vực mà chúng ta đang làm, từ đó tiến hành điều chỉnh và tối ưu website của chúng ta, chỉ có như vậy mới có hy vọng cạnh tranh với các đối thủ đang ở TOP.  

 

Phân tích đối thủ cạnh tranh cần phải thực hiện trước khi xây dựng chiến lược SEO

Xem xét cách đối thủ tối ưu onpage

Ở 3-5 đối thủ trên TOP Google, chúng ta sẽ tập trung xem xét các yếu tố như:

- Cụm từ khóa mục tiêu: mức độ liên quan tới nội dung và chủ đề của bài viết,…

- Cách đặt tiêu đề bài viết: tiêu đề có lôi cuốn và hấp dẫn hay không? Tiêu đề theo nỗi đau hay mong muốn của khách hàng?,…

- Thẻ mô tả: dài hay ngắn, phù hợp hay không?,…

- Từ khóa đuôi dài, từ khóa ngắn

- Cách xây dựng liên kết và đi backlink (số lượng backlink, chất lượng backlink),…

Thông qua các yếu tố trên, sau khi xem xét kỹ chúng ta có thể học hỏi từ chính đối thủ để tối ưu cho website của chúng ta.

Kiểm tra nguồn backlink của đối thủ

Bằng cách sử dụng công cụ open site explorer của SEO Moz, chúng ta có thể kiểm tra được mức độ cạnh tranh profile backlink của các đối thủ cũng như cách mà đối thủ xây dựng các liên kết.

Kiểm tra nguồn backlink của đối thủ là cần thiết trong quá trình làm SEO

Việc có thể xây được các backlink tốt và chất lượng từ các nguồn liên quan, kết hợp với xây dựng nội dung sử dụng từ khóa theo ngữ cảnh phù hợp và tự nhiên sẽ giúp chúng ta nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với đối thủ vì chúng ta đang làm cho một website mới.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần:

- Thường xuyên theo dõi thứ hạng của các đối thủ

- Phân tích lưu lượng truy cập vào trang của các đối thủ giảm hay tăng

Việc phân tích đối thủ sẽ giúp chúng ta tập trung và bám sát vào kế hoạch ban đầu của mình, đồng thời có thể tiếp thu được những cái hay của đối thủ và tránh được những điều không cần thiết để có thể áp dụng cho trang web của chúng ta. Tuy nhiên cần lưu ý là không được sao chép của đối thủ một cách máy móc, hãy luôn tìm cách cải tiến và sáng tạo hơn đối thủ để giúp chúng ta không những rút ngắn khoảng cách với đối thủ mà còn có cơ hội nhanh chóng vượt qua được đối thủ trong tương lai.

Bước 4: Xây dựng nội dung cho các từ khóa đã được nghiên cứu, phân tích.

Đây là bước rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến việc có thể giúp một website mới nhanh chóng cải thiện thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm của Google hay không.

Chúng ta cần xác định ngay từ đầu rằng việc xây dựng nội dung luôn là phần quan trọng nhất, vì khách hàng tiềm năng hay người dùng đánh giá một website có đem lại giá trị hay không nằm ở việc giá trị mà khách hàng đã nhận được thông qua các nội dung mà chúng ta cung cấp tới khách hàng.

Việc xây dựng và phát triển nội dung đòi hỏi người viết cần phải có được sự sáng tạo, và có các kỹ thuật cần thiết về SEO để có thể tạo ra được các nội dung có giá trị cho khách hàng, đặc biệt là những nội dung có tính Viral sẽ nhanh chóng đem về lượng truy cập lớn của khách hàng mục tiêu chỉ trong thời gian ngắn, giúp website nhanh có được thứ hạng tốt trên Google.

Vậy làm sao có thể xây dựng được nội dung thu hút và đem tới giá trị cho khách hàng?

Câu trả lời chính là chúng ta cần phải lấy khách hàng làm trung tâm, khách hàng chỉ quan tâm tới những gì khách hàng cần. Do đó việc xác định đúng khách hàng mục tiêu ở bước nghiên cứu từ khóa là cực kỳ quan trọng. Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu chúng ta mới đi sâu vào phân tích mong muốn, nỗi đau, vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.

Khách hàng muốn điều gì hãy cung cấp cho họ những nội dung liên quan đến nó.

- Với khách hàng đang có mong muốn, hãy cho họ nhìn thấy ước mơ/ mong muốn của họ.

- Với khách đang có nỗi đau/ gặp vấn đề hãy đưa ra giải pháp giải quyết nỗi đau/ vấn đề đó cho họ.

Thông qua việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu, chúng ta có thể:

- Nhắm mục tiêu theo từ khóa

- Nhắm mục tiêu theo chủ đề

- Nhắm mục tiêu theo đối tượng

Xây dựng Outline cho nội dung

- Với mỗi từ khóa, kiểm tra website của TOP 5 đối thủ cạnh tranh để xác định các chuyên mục cần xây dựng xung quanh từ khóa đó.

- Dự tính số từ sẽ viết

- Xác định mục đích của người dùng với từ khóa xoay quanh các chuyên mục đó

- Đưa ra các gạch đầu dòng về các mục chính mà chúng ta sẽ viết xoay quanh từ khóa/ chủ đề đó.

- Kiểm tra lại một số thông tin trong các bài viết tham khảo.

- Lên outline cho nội dung bài viết: Bài viết cần có được những điểm mà các bài viết trước đó của đối thủ còn thiếu, cung cấp giá trị nhiều hơn tới người đọc, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung đang truyền tải.

Xây dựng và hoàn thiện nội dung

Trong quá trình xây dựng nội dung, chúng ta cần lưu ý một số điểm như sau:

- Sử dụng đúng tông giọng của thương hiệu và ngôi xưng, đồng thời phải nhất quán trong cách sử dụng xuyên suốt tất cả các bài viết (ví dụ thương hiệu thường xưng hô như thế nào với người dùng/ độc giả của mình?)

- Viết đúng chính tả, ngắn gọn, súc tích đi thẳng vào nội dung bài viết.

- Thông tin đưa ra cần chính xác, thể hiện được sự chuyên nghiệp và có chuyên môn về những sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

- Các từ ngữ sử dụng trong bài viết nên được viết đơn giản, dễ hiểu, hạn chế sử dụng các thuật ngữ chuyên môn (trừ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc ngành nghề đặc thù).

- Thêm từ khóa mục tiêu và từ khóa phụ vào các thẻ H1, H2, H3, H4.

- Sử dụng cả các từ khóa dài có chứa từ khóa mục tiêu. 

Một số mẹo trong việc xây dựng nội dung để giúp website tăng thứ hạng nhanh hơn

- Số từ tối ưu trong mỗi bài viết: Theo các nghiên cứu, với các bài viết từ 2000 từ trở lên sẽ được Google ưu tiên ở các thứ hạng tốt hơn so với các bài viết dưới 2000 từ.

- Số từ tối thiểu của mỗi bài viết: Tối thiểu mỗi bài viết phải có từ 600 từ trở lên. Với các bài viết có số từ dưới 600 từ sẽ bị Google đánh giá là nội dung sơ sài.

- Cấu trúc bài viết: Bài viết cần chia ra các đoạn theo kiểu có phần giới thiệu, phần nội dung chính và phần kết luận.

- Hình ảnh trong mỗi bài viết: Mỗi bài viết cần phải có ít nhất 1 – 2 ảnh liên quan chủ đề đang viết, và bên dưới ảnh cần phải có chú thích rõ ràng, đặc biệt hình ảnh phải được đặt tên hợp lý với nội dung. Ưu tiên hình ảnh tự sản xuất.

- Đa dạng hóa loại nội dung: Content là một thuật ngữ rất rộng, không chỉ là các bài viết, content có thể là hình ảnh, video, âm thanh,… do đó chúng ta cần linh hoạt sáng tạo nội dung cho phù hợp đồng thời tránh nhàm chán.

- Tuyệt đối không sao chép nội dung y nguyên từ các nguồn khác.

- Mật độ từ khóa trong bài viết nên giới hạn trong khoảng từ 1% - 4%.

- Tốt nhất là từ khóa chỉ nên xuất hiện ở đầu, giữa và cuối bài viết.

- Thay vì viết những gì mà chúng ta thích, hãy viết về những gì khách hàng cần.

Bước 5: Tối ưu On-page cho trang đích

On-page là quá trình tối ưu một trang đích (một trang con của website: 1 bài viết trên web, một trang chủ hoặc một trang danh mục,…) giúp cho trang trở nên thân thiện với cỗ máy tìm kiếm của Google. Đây là yếu tố quan trọng nhất của SEO để Google đưa ra đánh giá xếp hạng. OnPage có thể gọi là phần cốt lõi nhất của SEO, nếu làm tốt ở bước này sẽ giúp cho việc SEO của chúng ta trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.

Để tối ưu On-page cho trang đích, chúng ta sẽ cần chú ý đến các yếu tố sau:

- Tối ưu URL (đường dẫn) cho thân thiện với SEO.

Cấu trúc URL tốt phù hợp với các tiêu chí sau:

  • URL có thể đọc được, dùng từ ngữ thay vì con số
  • URL được viết không dấu, viết thường
  • Sử dụng từ khóa trong URL
  • Độ dài URL <=75 ký tự
  • URL đặt khớp với tag tiêu đề.

Ví dụ về tối ưu URL cho trang:

URL tối ưu: https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-12

URL chưa tối ưu: https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone/iphone-12

- Tối ưu tiêu đề (Title) và mô tả của trang (Description)

Tiêu đề có độ dài chỉ nên trong khoảng 60 ký tự đổ lại, tốt nhất là 55 ký tự để Google không cắt bớt tiêu đề. 

Sử dụng tiêu đề với từ khóa mục tiêu và mô tả điều mà người dùng mong đợi khi nhấp chuột vào website. 

Tiêu đề tốt: Chứa từ khóa chính + Từ khóa phụ + Thông điệp

Mô tả trang có độ dài tối ưu khoảng 160 ký tự.

Mô tả trang thường có tác động lớn đối với tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Mô tả trang sẽ khuyến khích người dùng click vào kết quả tìm kiếm thay vì lướt qua, làm tăng lưu lượng truy cập vào website một cách ấn tượng. 

Mô tả tốt: Chứa từ khóa chính + Chứa nhiều hơn 1 từ khóa phụ + Thông điệp + Câu văn liền mạch.

 

Ví dụ về tối ưu tiêu đề và mô tả của trang

- Sử dụng hình ảnh/ âm thanh để giữ chân người đọc.

Sử dụng đa dạng loại nội dung giúp bài viết thu hút hơn để có thể giữ người dùng ở lại trang web lâu hơn. Người dùng ở lại càng lâu thì Google càng đánh giá cao nội dung trên trang.

Lưu ý là tên file ảnh hay thẻ mô tả ảnh nên chứa cả từ khóa, kích thước ảnh càng bé càng tốt để giúp rút ngắn thời gian tải trang (tuy nhiên cần phải đảm bảo chất lượng video và hình ảnh rõ nét).

- Sử dụng các liên kết ra bên ngoài

Xây dựng các liên kết chất lượng, tự nhiên tới những trang khác có nội dung liên quan đến trang hiện tại ngoài việc sẽ cung cấp thêm các thông tin giá trị cho khách hàng ra còn được Google đánh giá cao về mặt chất lượng của bài viết.

- Vị trí xuất hiện của từ khóa.

Từ khóa nên xuất hiện trong khoảng 100-160 từ đầu tiên của bài viết. Vì 160 từ đầu tiên của bài viết thường sẽ được Google lấy khi index bài viết trong quá trình sàng lọc, đánh giá và xếp thứ hạng trước khi đưa lên trang kết quả tìm kiếm. Lúc này chúng ta sẽ có được phần mô tả bài viết rất chuẩn.

 

Cần lưu ý đến vị trí xuất hiện của từ khóa trong bài viết khi tối ưu On-page

- Sử dụng các thẻ heading (h1, h2, h3) bên trong bài viết.

Một trang nên có 1 thẻ h1 (tối đa 2 thẻ h1) và thẻ này phải chứa từ khóa. Với thẻ h2 và h3 thì tùy nội dung bài viết dài hay ngắn để sử dụng cho hợp lý.

- Tốc độ tải của trang.

Tốc độ tải trang sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng. Ngoài ra tốc độ tải trang sẽ là yếu tố giúp người dùng đưa ra quyết định có ở lại trang hay là lập tức thoát ra ngoài.

Một website có tốc độ nhanh cũng giúp cho tốc độ thu thập dữ liệu của Google ở trên website diễn ra nhanh hơn, làm tăng thêm cơ hội để website có thứ hạng tốt hơn trên Google. Và ngược lại với một website có tốc độ chậm sẽ bị Google đánh giá là không tốt.

 

Tốc độ tải của trang web sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của một website trên Google

- Sử dụng các Headline để tạo điểm nhấn cho bài viết

Ấn tượng của khách hàng trong 3-5 giây đầu tiên cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong khoảng thời gian này nếu khách hàng không tìm thấy những gì họ đang quan tâm thì khả năng cao họ sẽ thoát ra khỏi trang.

Do đó bằng cách sử dụng Headline một cách thông minh, kết hợp với màu sắc chúng ta sẽ cho khách hàng thấy ngay những gì khách hàng đang quan tâm chỉ với 3-5 giây đầu tiên. Điều này sẽ giữ chân khách hàng ở lại trang lâu hơn. Điều này ngoài việc có cơ hội tăng tỷ lệ chuyển đổi còn được Google đánh giá nội dung có chất lượng tốt.

- Thêm các liên kết chia sẻ qua các mạng xã hội

Hãy tìm mọi cách tận dụng các nguồn traffic miễn phí thông qua các nền tảng xã hội như: Facebook, Google, Twitter…

Hiện nay, người dùng online trên mạng xã hội với số lượng vô cùng lớn, chỉ cần một bài đăng trên mạng xã hội sẽ có cơ hội tiếp cận hàng chục ngàn lượt truy cập trang hoàn toàn miễn phí. Do đó hãy thêm các liên kết chia sẻ qua các mạng xã hội bằng các nút bấm với thao tác đơn giản cũng giúp cho chúng ta vừa có cơ hội tăng được lượt truy cập đồng thời giúp tăng độ uy tín cho trang. Vì Google cho rằng một nội dung được chia sẻ đến nhiều người khả năng cao là một nội dung có chất lượng cao và hữu ích với người dùng.

 

Sử dụng các liên kết chia sẻ qua mạng xã hội là một cách tối ưu On-page rất hiệu quả

- Sử dụng các từ khóa liên quan.

Hãy sử dụng các từ khóa liên quan vào trong bài viết một cách tự nhiên để giúp chúng ta phủ các từ khóa liên quan đến các từ khóa chính. Đây chính là các từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm liên quan đến từ khóa chính.

 

Sử dụng từ khóa liên quan để tối ưu nội dung bài viết

Tối ưu trang đích là yếu tố quan trọng để Google nhận biết được nội dung trong trang đích đang tập trung vào điều gì, từ đó Google mới so sánh, xác định và điều hướng kết quả phù hợp với từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm trên Google.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, nếu bài viết có nội dung không chất lượng thì cho dù người dùng vào trang cũng sẽ thoát đi ngay lập tức và họ lại đi xem xét các kết quả khác cho đến khi đáp ứng được nhu cầu của họ. Do đó hãy luôn tập trung vào chất lượng của nội dung bài viết.

Bước 6. Tối ưu Off-page

Tối ưu Off-page thường sẽ tập trung vào việc xây dựng Backlink và Marketing content trên các nền tảng mạng xã hội nhằm cải thiện vị trí của website trong các trang kết quả của Google. Tuy nhiên chúng ta chỉ tiến hành tối ưu Off-page sau khi đã hoàn thành việc tối ưu được On-page.

Tối ưu Off-page thường sẽ tập trung vào các hoạt động như sau:

Xây dựng backlink từ các nguồn liên quan đến sản phẩm dịch vụ và có uy tín

- Chỉ chọn đặt backlink ở những website liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ mà chúng ta đang kinh doanh. Không đặt trên các website không liên quan để tránh bị Google đánh giá là Spam backlink hoặc backlink có chất lượng thấp và không đáng tin.

- Mỗi từ khóa nên có khoảng 3-5 liên kết và cần duy trì ít nhất từ 2 tháng trở lên để Google có đủ thời gian đánh giá và nên xây dựng rải đều theo thời gian.

- Không tập trung dồn quá nhiều backlink ở cùng một thời điểm, tránh việc Google nghi ngờ chúng ta đang đi spam backlink.

- Chọn đặt backlink ở những website có tuổi thọ trên 6 tháng, có lượng outlink dưới 25, có thứ hạng PageRank lớn hơn 0 (càng cao càng tốt).

- Tận dụng việc đặt backlink từ các doanh nghiệp có thương hiệu hoặc những người có ảnh hưởng đến cộng đồng sẽ rất tốt cho việc gia tăng lượt truy cập mà còn được Google đánh giá rất cao.

- Ưu tiên đặt link dofollow để Google dễ dàng tìm đến website của mình. Tuy nhiên, nên cân đối giữa dofollow và nofollow để tránh trường hợp bị Google đánh giá là bất thường.

- Cần tránh đặt backlink trên các website bị cảnh báo về bảo mật hay có liên quan đến các nội dung nguy hiểm để tránh bị Google đánh giá là sử dụng backlink có chất lượng thấp.

Tiến hành tiếp thị nội dung (Content Marketing) và quảng bá website

Sau khi tạo xong content và đăng trên website, chúng ta sẽ tiến hành thực hiện các chiến lược tiếp thị nội dung (content marketing). Đây chính là cách quảng bá nội dung để tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách chủ động từ đó thu thêm được nhiều lượt truy cập chủ động từ khách hàng tiềm năng.

Ngoài việc có được lưu lượng truy cập lớn và Google đánh giá cao thì chúng ta còn có cơ hội sở hữu data khách hàng tiềm năng để tiến hành tiếp thị và bán hàng ở các giai đoạn phía sau.

Một số hình thức tiếp thị nội dung rất hiệu quả như:

- Email marketing – Tiếp thị qua email: Bằng cách gửi các bản tin thường xuyên và các khuyến mại qua email là một cách tuyệt vời để giữ tương tác với khách hàng, đồng thời giúp chúng ta duy trì được lượt truy cập hàng tuần vào website của những khách hàng  tiềm năng. 

Sử dụng các liên kết cùng với việc cung cấp thông tin hữu ích sẽ kích thích sự tò mò nơi khách hàng để điều hướng khách hàng về các bài đăng trên blog hoặc các trang đích cụ thể.

- Advertising – tiếp thị bằng cách chạy quảng cáo: Google, Facebook, Tiktok,… để tăng khả năng nhận diện thương hiệu, giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng:

- Hội thảo online, các group trực tuyến: tích cực tham gia và chia sẻ về những kiến thức chuyên môn của mình trong các hội nhóm, từ đây chúng ta sẽ có được một lượng lớn người theo dõi.

- Tạo ra những bài viết, Content có khả năng Viral trên các mạng xã hội: Sản xuất các video, hình ảnh ấn tượng, tạo được sự chú ý cũng như đem đến cảm xúc cho người dùng có thể được viral một cách rộng rãi trên các nền tảng xã hội.

- Tạo khóa học online hoặc tài liệu miễn phí dưới dạng ebook: khách hàng muốn nhận miễn phí thì cần phải bấm vào link để đăng ký.

 

Quà tặng ebook miễn phí là một chiến lược hay để giúp tăng lượt truy cập

- Tạo cộng đồng trên các nền tảng mạng xã hội: Zalo, Facebook, Twitter, Instagram,… và cho đi các kiến thức giá trị.

- Viết blog dẫn link về trang theo các chủ đề liên quan

- Đăng bài lên các diễn đàn cùng chủ đề: đăng bài để khuyến khích độc giả tranh luận cũng là một cách quảng bá nội dung độc đáo.

- Sử dụng các liên kết chéo, trao đổi liên kết với các bên khác có cùng chủ đề.

- Tham gia trả lời những chủ đề có liên quan,…

- Tạo các video chia sẻ trên các nền tảng như: Youtube, Tik Tok,…

Bước 7: Thực hiện đều đặn, đo lường, đánh giá và cải tiến liên tục

Song song với việc đều đặn sản xuất các nội dung mới, chúng ta sẽ cần phải tiến hành đo lường, đánh giá cho những chiến lược, nội dung mà chúng ta đã triển khai trước đó để xem xét tính hiệu quả và có sự điều chỉnh kịp thời.

Tất nhiên trước đó chúng ta cần đưa ra các mục tiêu cụ thể về thứ hạng từ khóa cũng như số lượng truy cập đạt được theo các giai đoạn để làm mốc và tiến hành so sánh và đánh giá.

Đo lường và đánh giá

Chúng ta có thể đo lường dựa theo một số tiêu chí như:

- Số lượng khách hàng đã truy cập, số lượt xem, like, share: theo ngày, tuần, tháng là tăng hay giảm?

 

Kiểm tra số lượt khách hàng truy cập website để tiến hành đánh giá hiệu quả SEO

- Chất lượng trang: Tỷ lệ thoát khỏi trang, thời gian trung bình khách hàng ở lại trang, số lượt truy cập trong cùng một thời điểm của các phiên khác nhau.

- Tỷ lệ chuyển đổi và giá trị đơn hàng: Tỷ lệ chuyển đổi là bao nhiêu? Giá trị trung bình của mỗi khách hàng đem lại là bao nhiêu?

- Chi phí: Chi phí bao nhiêu để có được một đơn hàng? chi phí cho mỗi chiến dịch SEO đã triển khai. Có cách nào để giảm chi phí? Nếu tăng chi phí thì hiệu quả sẽ thế nào?

Kiểm tra thứ hạng từ khóa

- Xem vị trí hiện tại của website trên trang kết quả tìm kiếm với các từ khóa đã SEO: thứ hạng là tăng hay giảm?

- Sử dụng Google Analytics để theo dõi và phân tích số lượng truy cập hàng ngày, hàng tuần và  hàng tháng.

- Đánh giá hình hình backlink hàng tháng để đưa ra quyết định giữ lại các backlink chất lượng và xóa đi các backlink có chất lượng kém, có thể gây nguy hiểm cho trang.

Cải tiến và tối ưu

Thông qua việc đo lường và đánh giá ở trên, chúng ta sẽ xác định được những tiêu chí nào là chưa đạt được như kỳ vọng cũng như chưa đạt được mục tiêu đề ra, qua đó cần phải được cải tiến - tối ưu thêm.

Cải thiện thời gian khách hàng ở lại trang: đây là một tiêu chí vô cùng đặc biệt, nó liên quan đến tất cả các yếu tố cần có của một website để được cả khách hàng lẫn Google đánh giá cao.

- Để cải thiện được tiêu chí này, chúng ta cần phải xây dựng được những nội dung có chất lượng cao hơn và phù hợp hơn đối với nhóm khách hàng mục tiêu.

- Tối ưu việc điều hướng nội dung và xây dựng các liên kết nội bộ trên trang.

- Tăng cường tốc độ tải trang nhanh nhất có thể để tạo bất ngờ cho người dùng.

- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Xem xét kỹ càng các yếu tố như thao tác trên website ở các thiết bị khác nhau, bố cục, màu sắc, phông chữ,…

Thông thường với một website mới để có được kết quả SEO từ khóa lên TOP Google thì sẽ phải mất từ 5 – 8 tháng. Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố cạnh tranh của từ khóa cho mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau, vị trí địa lý khác nhau nên thời gian lên TOP cũng có thể sẽ khác nhau. Không có một mốc cố định trong việc này.

Điều quan trọng là chúng ta không được nóng vội, cần phải kiên nhẫn thực hiện đều đặn theo đúng các quy trình để đảm bảo quá trình SEO an toàn và tự nhiên. Đồng thời chúng ta sẽ không ngừng học hỏi từ chính đối thủ, không ngừng cải tiến và rút kinh nghiệm của bản thân để có thể đạt được hiệu quả nhanh hơn. 

Như vậy qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn về các bước làm tăng thứ hạng từ khóa cho một website mới hoàn toàn. Qua đây bạn đã nắm được từng bước cần phải làm để có thể cải thiện thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm của Google nhằm giúp bạn rút ngắn khoảng cách với đối thủ và từng bước đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình kinh doanh online.

------------------

Ngoài ra, các bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về các chiến lược marketing thông qua

NOKA MARKETING

SĐT/ Zalo: 0901 634 434

Mail: Khanhvo@nokamarketing.com

Fanpage: Dịch Vụ Quảng Cáo Marketing

Website: Nokamarketing.com

Mục lục bài viết
Danh Mục Dịch vụ
Danh Mục Tài Liệu
Danh Mục Kiến thức
Danh Mục Tin Tức
Zalo
Hotline
Close menu
Go Top